Trên thị trường hiện nay đồng có rất nhiều ký hiệu đồng hồ đo áp suất dẫn đến gây khó khăn trong quá trình đọc các thông số kỹ thuật do nhà sản xuất đưa ra. Vậy các ký hiệu đồng hồ đo áp suất là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí các kí hiệu trên đồng hồ đo áp, mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Đôi nét về đồng hồ đo áp
Đồng hồ đo áp còn được gọi là đồng hồ đo áp lực, áp kế. Đây là thiết bị cơ học được thiết kế để đo áp suất nội tại hoặc chân không của hệ thống chất lỏng, khí. Chúng được lắp đặt trên đường ống để theo dõi áp lực của lưu chất. Từ đó giúp kiểm soát được hệ thống có đang làm việc ổn định hay không và phát hiện kịp thời các sự cố gây tăng áp. Thiết bị giúp như một chuông cảnh báo giúp bảo đảm an toàn cho toàn bộ hệ thống.
Đồng hồ áp lực thường được sử dụng để đo lường áp suất trong các ngành công nghiệp nhờ bộ phận cảm biến ống Bourdon, với các ứng dụng cụ thể như đo áp suất bồn, đường ống gas, đo áp suất lò hơi, đo áp suất bồn nước, bồn xăng dầu, đo áp suất thủy lực, chân không. Tùy vào vào môi trường đo lường mà có các loại đồng hồ đo áp phù hợp, như loại chịu được trong môi trường hóa chất, loại chịu được trong môi trường nhiệt độ cao, loại yêu cầu độ chính xác cao …
Các ký hiệu đồng hồ đo áp suất
Kí hiệu Model
Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu thuật ngữ Model
Model là mô hình. Đây một đại diện dạng toán học hay hình vẽ của một đối tượng hay một hệ thống đang tồn tại trong thế giới thực.
Model có rất nhiều nghĩa nhưng đối với các loại đồng hồ đo áp thì model hay còn gọi là mã sản phẩm. Đây là một loại mã bao gồm một loạt các kí tự gồm chữ và số. Chúng được sử dụng để mô ta hay phân biệt từng loại đồng hồ đo áp của từng hãng.
Cụ thể như Trên mặt đồng hồ đo áp các hãng Wise có các kí tự như P252, P254, P255, P110… Đồng hồ đo áp Wika có các mã 113.53, 212.20, 233.50…. Đồng hồ đo áp Fantinelli có các mã SP108, SP208, SP108…Hay đồng hồ đo áp có cã mã Badotherm có các mã BDT20, BDT18, …
Lưu ý:
Hiện nay trên hầu hết các mặt đồng hồ đo áp chính hãng thường xuất hiện kí tự “EN 837-1”. Đây là các kí tự nói về một tiêu chuẩn chung trong lĩnh vực đo lường cơ khí chứ không phải mã của sản phẩm như trong một số trường hợp mà khách hàng đang nhầm hiện nay.
Vì vậy khi có nhu cầu mua đồng hồ đo áp bạn nên tìm kiếm Catalogue của sản phẩm hay liên hệ các đơn vị phân phối để có thêm những chính xác về chủng loại của sản phẩm.
Ký hiệu về cấp chính xác
Ký hiệu đồng hồ đo áp suất cấp chính xác – CCX. Đây là cơ sở để tính sai số của đồng hồ đo áp. Tùy vào nhu cầu của hệ thống cần đo mà ta có thể lựa chọn loại đồng hồ áp suất có sai số rất nhỏ hay chỉ đo thông thường.
Đồng hồ đo áp có ký hiệu cấp chính xác càng thấp thì giá thành sản phẩm lại càng cao. Bởi các chi tiết bên trong được gia công cũng như thiết kế rất đặc biệt. Ngoài ra chúng còn có vạch chia rất nhuyễn.
Mỗi hãng đồng hồ đo áp khác nhau sẽ có các kí tự về cấp chính xác khác nhau. Cụ thể như Đồng hồ áp suất Wika có CCX là CL 1.0, CL 1.6 hay CL 0.25, đồng hồ đo áp Yamaki có CCX là KI 1.0, KI 1.6…Còn đồng hồ Fantinelli có CCX là acc 1.0, acc 1.6…
Mỗi ký hiệu trên mặt đồng hồ đo áp đều có những ý nghĩa riêng, nếu máy móc sử dụng loại có thang đo nhuyễn thì cần mua loại đồng hồ đo áp có kí hiệu cấp chính xác thấp.
Đơn vị đo
Đồng hồ đo áp rất đa dạng về chủng loại mà mỗi loại lại tương ứng với các đơn vị đo khác nhau. Cụ thể như đồng hồ đo áp Mpa, bar, Kg/cm2, Atm, Psi, cmHg…Tất cả các kí tự này đều có liên hệ với nhau theo một tỷ số nhất định như 1 MPa ~ 10bar ~ 10kg/cm2 ~ 10atm…
Tùy thương hiệu lựa chọn loại đơn vị đo nên trên mặt đồng hồ ở mỗi hãng sẽ có mỗi uni khác nhau. Các sản phẩm được bán ở khu vực nào thì thường sẽ có những đơn vị đo tương ứng như các đơn vị đo Bar hay Psi thường được dùng ở Phương Tây, đơn vị kg/cm2 thường được dùng ở Châu Á, còn Mpa thì thường được sử dụng ở Nhật Bản…
Có loại đồng hồ đo áp chỉ sử dụng 1 dải đo, cũng có loại đồng hồ sử dụng đến 2 hay 2 dải đo. Các dải đo này sẽ được kí hiệu bằng nhiều màu sắc khác nhau để dễ phân biệt.
Dải đo
Dải đo hay còn gọi là thang đo. Đây chính là giá trị đo lường lớn nhất của thiết bị. Chúng hiển thị kết quả đo cao nhất đối với mỗi loại model khác nhau.
Ví dụ như đồng hồ đo áp có thang đo MAX là 10bar thì nếu áp suất đưa vào vượt ngưỡng hay còn gọi là hiện tượng quá áp sẽ làm cho đồng hồ bị hỏng.
Ngoài ra cần lưu ý là không một thiết bị công nghiệp nào có thể làm việc với hiệu suất 100%. Nên theo kinh nghiệm của chúng tôi thì bạn nên chọn dải đo của đồng hồ áp suất với hiệu suất khoảng 70% để thiết bị có thể làm việc hiệu quả và có tuổi thọ cao nhất. Nên khi cần đo áp suất cho hệ thống có giá trị cao nhất khoảng 6-7 bar thì cần lựa chọn loại đồng hồ đo áp có dải đo MAX là 10bar.
Vật liệu chế tạo sản phẩm
Đồng hồ đo áp thường được chế tạo từ các loại vật liệu như toàn bộ inox, Vỏ inox – Ống Bourdon và chân ren bằng đồng hay vỏ thép – ống và ren bằng đồng. Ngoài ra còn có một số chất liệu khác như nhựa PP, Kynar…Chúng thường được sử dụng trong các môi trường có yêu cầu khắt hay độ an toàn tuyệt đối.
Trên mặt in của thang đo thường sẽ ghi loại vật liệu 2 bộ phận quan trọng nhất là Bourdon và chân kết nối như: 316SS, 316L, AISI 316 hay BRASS… Tuy nhiên đối với các loại chất lỏng hay chất khí có độ ăn mòn cao thì không thể dùng loại đồng hồ đo áp được chế tạo từ vật liệu đồng.
Xuất xứ
Trên một số mặt đồng hồ đo áp có các kí hiệu như Made in Germany, Taiwan, Italy, Japan … Còn ở 1 số thì không có ghi ký hiệu này.
Ngoài ra trên thị trường cũng có nhiều loại trên mặt có in nguồn gốc khá mập mờ như Holland (hay Holand), Japan, Korea, France, Taiwan… mà không có dòng “MADE IN” ở trước. Thì đối với những trường hợp này thì cần lưu ý để tránh những trường hợp mua đồng hồ đo áp giá Châu Âu nhưng chất lượng thực tế không cao của các nước như China, Ấn Độ, Thái Lan hay Malaysia.
Tuy nhiên người dùng cũng không nên quá hoang mang vì mỗi nục hàng luôn có 1 mã code (part number) quốc tế để có thể kiểm tra nguồn gốc cũng như xuất xứ của hàng hóa. Số này có thể in hẳn trên mặt, có thể khắc laser trên phần thân inox, hay có trên nhãn mác của hộp giấy.
>>> Xem thêm : Hướng dẫn đọc đồng hồ áp suất
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các ký hiệu đồng hồ đo áp suất. Hi vọng những chia sẻ này giúp khách hàng có những kiến thức cơ bản để có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp nhất với hệ thống và kinh phí của đơn vị mình. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm hãy liên hệ ngay Hotline: 0969 103 458 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
Cập nhật lúc 13:36 – 02/02/2023
Trịnh Dung là cử nhân Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Dung từng tham gia nhiều cuộc thi và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi viết báo chí. Trịnh Dung có hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc viết bài liên quan đến báo chí,pháp luật, van công nghiệp. Hiện đang công tác và làm việc tại Van nhập khẩu Âu Việt
Bài viết liên quan
Áp suất rễ là gì?
Áp suất rễ là một quá trình sinh lý đóng vai trò quan trọng sự...
Th10
Thiết bị đo áp suất là gì?
Thiết bị đo áp suất được các nhà khoa học phát minh ra để...
Th10
Áp lực nước là gì?
Áp lực nước là yếu tố quyết định tới tốc độ dòng chảy của...
Th10
Áp suất thẩm thấu là gì?
Áp suất thẩm thấu là gì? Áp suất thẩm thấu được ứng dụng trong y...
Th10
Áp suất thuỷ tĩnh là gì?
Áp suất thủy tĩnh là một khái niệm cơ bản trong vật lý, đây cũng...
Th10
Áp suất chất lỏng là gì?
Áp suất chất lỏng là một khái niệm quan trọng trong vật lý và kỹ...
Th10