Các loại đồng hồ đo áp suất đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống PCCC, các nhà máy, xí nghiệp…Đây là thiết bị rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích cỡ cũng như nguồn gốc xuất xứ. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể về các loại đồng hồ đo áp suất này nhé!
Đôi nét về đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ áp suất rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại tuy nhiên chúng đều có đặc điểm chung là dùng để kiểm tra, kiểm soát áp suất ở các hệ thống nhằm bảo vệ hệ thống và người sử dụng luôn an toàn. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như kinh phí của đơn vị mà chúng ta sẽ chọn loại đồng hồ đo áp suất phù hợp.
Các loại đồng hồ đo áp suất phổ biến trên thị trường hiện nay
Theo cấu tạo đồng hồ áp suất
Đồng hồ áp suất Bourdon
Đồng hồ áp suất dạng ống Bourdon hay còn gọi là đồng hồ đo áp lực dạng cơ tên tiếng anh là Pressure gauge bourdon tube. Đây là loại đồng hồ đo áp suất phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Dòng đồng hồ áp suất dạng Bourdon cho phép lưu chất mang áp lực đi vào. Từ đó làm ống Bourdon giãn ra. Và thông qua cơ cấu truyền động để cho ra kết quả áp suất tương ứng trên đường ống. Trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị từng dải áp suất, khi kim đồng hồ chỉ vào vị trí áp suất nào thì đó chính là áp suất tương ứng của hệ thống đường ống.
Đồng hồ đo áp suất Bourdon được sử dụng rộng rãi ở các nhà máy sản xuất hay các hệ thống phụ trợ như hệ thống nước làm mát, hệ thống Chiller hay các hệ thống lò hơi.
Đồng hồ áp suất màng
Đồng hồ đo áp suất Bourdon được sử dụng rộng rãi ở nhiều môi trường khác nhau. Nhưng khi gặp các môi trường lưu chất dễ kết tinh hay có tính ăn mòn thì dòng sản phẩm này lại không đáp ứng được.
Để giải quyết bài toán này nhà sản xuất đã cho ra đời dòng đồng hồ đo áp suất dạng màng. Trên thực tế thì áp kế màng là sự kết hợp của đồng hồ áp suất Bourdon thường kết hợp với cơ cấu có màng ngăn cách ly giữa môi trường đo áp suất và đồng hồ.
Mỗi loại đồng hồ áp suất màng sẽ có đặc điểm và ứng dụng ở các môi trường khác nhau. Nên tùy vào môi chất sử dụng mà nhà sản xuất sẽ sản xuất các loại màng phù hợp.
Màng ngăn của đồng hồ được dùng để cách ly giữa môi trường lưu chất với các bộ phận đo của đồng hồ. Nhằm không cho môi trường lưu chất vào đồng hồ và ngược lại.
Đồng hồ áp suất màng thường được sử dụng trong các hệ thống lưu chất có tạp chất như trong các nhà máy xử lý nước thải tôn thép, nhà máy sản xuất gạch men, hóa chất…
Đồng hồ áp suất thấp Capsule
Đối với các hệ thống có áp suất thấp <60 KPA thì đồng hồ áp suất ống Bourdon không thể đo được. Nên trong trường hợp này cần sử dụng đồng hồ áp suất thấp Capsule.
Đồng hồ áp suất thấp là 1 dụng cụ cơ học sử dụng bộ phận Capsule để cảm ứng và hiển thị giá trị áp suất của hệ thống. Chúng hoạt động theo nguyên lý Capsule nên có thể dễ dàng đo được áp suất nhỏ. Đây là thiết bị có độ chính xác cao và độ bền hiệu quả.
Đồng hồ áp suất Capsule được sử dụng để đo áp suất thấp, áp suất chân không hay hợp chất. Thiết bị này thường được sử dụng để đo khí Gas, phòng sạch, trong y tế hay các hệ thống môi chất ăn mòn.
Đồng hồ chênh áp
Đồng hồ chênh áp hay còn gọi là áp kế vi sai. Đây là thiết bị được thiết kế để so sánh áp suất chênh lệch ở 2 môi trường tách biệt. Dựa vào sự chênh lệch áp suất mà ta có thể đo được lưu lượng dòng chảy, độ cao mực nước trong bồn kín hay sự chênh lệch của áp suất không khí.
Đồng hồ đo chênh áp là một phần không thể thiếu trong các hệ thống lọc khí, hệ thống phòng sạch, các hệ thống HVAC, các nhà máy dược phẩm, thực phẩm chức năng, các viện nghiên cứu….
Đồng hồ đo áp suất điện tử
Đồng hồ áp suất điện tử là thiết bị hiển thị kết quả lên mặt đồng hồ. Loại đồng hồ này ít gặp trên thị trường
Khác với các loại đồng hồ đo áp suất thông thường thì đồng hồ áp suất điện tử cho kết quả có độ chính xác cao, thường là 0,125%. Cùng với đó là khả năng chịu rung lắc từ môi trường tốt. Nên thiết bị này chỉ thích hợp sử dụng ở các phòng thí nghiệm hay các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao như dầu khí, xác định rò rỉ khí gas…
Đồng hồ đo áp điện từ có màn hình LED hiển thị 7 đoạn với 4-5 số giúp người dùng dễ dàng đọc tín hiệu. Ngoài ra thiết bị này còn có thể chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất Bar, Mbar, PSI, InHg, cmHg, mmHg trực tiếp trên màn hình hiển thị.
Đồng hồ đo áp suất 3 kim
- Đồng hồ áp suất 3 kim là loại đồng hồ đo áp suất tiếp điểm điện. Thiết bị này thường dùng để đóng ngắt tự động cho các thiết bị đã được kết nối sẵn như máy nén khí, máy bơm. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các trạm bơm ở các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, tôn thép, xử lý nước thải…
- Kim màu đen hiển thị giá trị áp suất thực tế của hệ thống.
- Kim xanh hiển thị ngưỡng áp suất cao, khi áp suất thực tế vượt quá giá trị này thì tiếp điểm mở ra và tắt các thiết bị đã kết nối sẵn.
- Kim đỏ hiển thị ngưỡng áp suất thấp, khi áp suất thực tế thấp hơn giá trị tiếp điểm sẽ đóng lại để khởi động các thiết bị đã được kết nối sẵn.
Các loại đồng hồ đo áp suất theo môi trường sử dụng
Đồng hồ áp suất khí nén
Đồng hồ đo áp suất khí nén là thiết bị chuyên dụng để đo áp suất trong các hệ thống khí, hơi, gas. Nhằm mục đích kiểm tra áp suất làm việc và đảm bảo an toàn cho hệ thống cũng như người vận hành. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống lò hơi, các đường ống nước, nước thải hay PCCC…
Đồng hồ áp suất nước
Đồng hồ đo áp suất nước là thiết bị chuyên dụng để đo áp suất nước. Chúng có nhiệm vụ báo áp suất tại chỗ và giúp người vận hành hệ thống dễ dàng phát hiện sự cố quá áp trên đường ống và kịp thời khắc phục sự cố. Thiết bị này đang được sử dụng rộng rãi trong các đường ống dẫn nước, bồn chứa nước …Trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đồng hồ đo áp suất thủy lực
Đồng hồ áp suất thủy lực là thiết bị thường được sử dụng trong các hệ thống vận hành bằng dầu, nhớt hay các loại chất lỏng với khả năng chống rung tốt và tuổi thọ cao. Thiết bị này đáp ứng được yêu cầu làm việc liên tục, nặng nhọc hay độc hại của hệ thống thủy lực một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Đồng hồ đo áp suất hơi nóng
Đồng hồ áp suất hơi nóng là thiết bị được sử dụng để đo áp suất của hơi nước hay khí. Những nơi mà có 1 lượng áp suất nhất định cần để giám suất. Ngoài ra ở một số khu vực có nhiệt độ cao thì cần phải dùng thêm các loại ống Siphon. Cũng giống như các loại đồng hồ đo áp thông thường thiết bị này cũng có 2 dạng chính là dạng cơ và điện tử.
Đồng hồ áp suất chân không
Đồng hồ đo áp suất chân không hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất âm. Đây là thiết bị khá đặc biệt bởi chúng dùng để đo áp suất chân không. Nên chúng có dải đo khá đặc biệt chúng bắt đầu bằng giá trị 0 và khi máy bơm hay hút hoạt động thì kim đồng hồ sẽ dịch chuyển về bên trái thay vì bên phải. Vì vậy mà giá trị áp suất đạt được tối đa là – 1bar.
Theo mặt đồng hồ đo áp
Đồng hồ đo áp suất mặt dầu
Là loại đồng hồ mà ở mặt có chứa dầu giảm chấn, dầu này là glycerin. Mục đích của dầu giảm chấn là giúp hạn chế sự rung động của kim đồng hồ trong quá trình hoạt động nhằm tránh tình trạng đồng hồ hỏng hóc hay xảy ra sự sai lệch trong độ chính xác. Thiết bị này được thiết kế với đặc tính chống rung, chống sốc nên chúng thường được sử dụng trong các hệ thống có sự và đập hay rung động mạnh.
>>>Xem thêm: Sản phẩm đồng hồ áp suất có dầu
Đồng hồ đo áp suất không dầu
Ngược lại với đồng hồ đo áp có dầu thì loại đồng hồ này không chứa dầu giảm chấn. Thiết bị này thường được sử dụng trong các môi trường ít có sự rung động hay sự thay đổi áp suất liên tục trong 1 thời gian ngắn. Chúng được sử dụng phổ biến trong các nhà máy cung cấp nước, thủy điện, thực phẩm, được phẩm, hóa chất, công nghệ sinh học…
Các loại đồng hồ đo áp suất theo vị trí chân kết nối
Đồng hồ áp suất chân đứng
Là thiết bị mà vị trí chân kết nối của đồng hồ nằm ở phía dưới của thân đồng hồ. Kiểu kết nối này phù hợp với các hệ thống mà người dùng muốn quan sát ở vị trí ngang tầm, đối diện với tầm nhìn của người sử dụng.
Đồng hồ đo áp suất chân sau chính tâm
Là thiết bị mà vị trí chân kết nối của đồng hồ nằm ở chính tâm phía sau mặt đồng hồ. Kiểu kết nối này phù hợp với những ứng dụng lắp bảng hay các vị trí lắp đặt dưới tầm nhìn. Nhằm giúp người vận hành dễ quan sát các giá trị đo.
Đồng hồ đo áp suất chân sau lệch tâm
Là thiết bị đo áp có chân kết nối nằm ở sau lưng nhưng lại lệch về phía thân dưới của đồng hồ. Kiểu kết nối này ít được sử dụng, chúng thường được lắp đặt ở những vị trí có không gian hạn chế mà không lắp được loại chân sau chính tâm.
Vật liệu chế tạo chân kết nối
Đồng hồ đo áp suất chân đồng
Là loại đồng hồ đo áp có phần chân kết nối được chế tạo từ đồng. Thiết bị này thường được sử dụng trong những môi trường không quá khắc nghiệt và không có tính ăn mòn như nước sạch, khí nén…
Đồng hồ đo áp suất chân inox
Là loại đồng hồ áp suất có cấu tạo phần chân kết nối từ inox. Thiết bị này thường có giá cao hơn đồng hồ áp suất chân đồng. Chúng thường được sử dụng trong những môi trường khắc nghiệt hơn hay khách hàng có yêu cầu cao hơn nhằm đảm bảo chân kết nối không bị ăn mòn để tuổi thọ của đồng hồ cao hơn.
Theo kiểu chân ren kết nối
Đồng hồ đo áp suất có 2 kiểu ren cơ bản là NPT và BSP với các kích cỡ chân ren thông dụng như:
- 1/2”=21mm
- 3/8”=17mm
- 1/4”=13mm
- 1/8”=9mm
Nên tùy vào hệ thống đường ống lắp đặt để chọn kích cỡ chân ren phù hợp. Nếu bạn chọn sai chân ren thì cần mua thêm dầu chuyển hay còn gọi là cà rá để có thể lắp đặt được.
Theo kích cỡ mặt đồng hồ áp suất
Đồng hồ áp suất được lắp ở nhiều vị trí khác nhau trong đó xa có, gần có, cao có, thấp có…Nên nhà sản xuất đã thiết kế ra nhiều kích cỡ mặt khác nhau. Các kích cỡ mặt đồng hồ đo áp phổ biến như:
- Mặt 40mm
- Mặt 50mm
- Mặt 63mm
- Mặt 75mm
- Mặt 100mm
- Mặt 150mm
- Mặt 200mm…
Theo dải thang đo
Mỗi hệ thống sẽ có áp suất hoạt động khác nhau nên nhu cầu kiểm tra, giám sát áp suất cũng khác nhau. Nên tùy theo từng ứng dụng, từng hệ thống cụ thể mà người dùng có thể chọn những dải đo phù hợp. Những dải đo phổ biến như:
- Dải đo 0 ~ 1bar
- Dải đo 0 ~ 10bar
- Dải đo 0 ~ 15bar
- Dải đo 0 ~ 20bar
- Dải đo 0 ~ 30bar
- Dải đo 0 ~ 100 bar…
Các loại đồng hồ đo áp suất theo thương hiệu sản xuất
Các thương hiệu sản xuất đồng hồ áp suất khác nhau thì sẽ có những tên gọi khác nhau gắn với những thương hiệu đó. Tại Việt Nam sẽ có các thương hiệu như là:
- Đồng hồ đo áp suất Wise
- Đồng hồ đo áp suất Wika
- Đồng hồ đo áp suất kk Gauge
- Đồng hồ đo áp suất Afriso
- Đồng hồ đo áp suất Yamaki
- Đồng hồ chênh áp Magnehelic
- Đồng hồ áp suất Hawk…
Theo xuất xứ
Người ta cũng dựa vào xuất xứ của đồng hồ áp suất để phân loại, với các xuất xứ thông dụng nhất Việt Nam gồm:
- Đồng hồ đo áp suất Hàn Quốc
- Đồng hồ đo áp suất Đức
- Đồng hồ áp suất Trung Quốc
- Đồng hồ áp suất Nhật Bản
- Đồng hồ đo áp suất Malaysia
- Đồng hồ đo áp Thái Lan
- Đồng hồ đo áp suất Đài Loan….
Trên đây là những chia sẻ của Van Nhập Khẩu về các loại đồng hồ đo áp suất. Thiết bị này rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích cỡ, nguồn gốc xuất xứ. Nên nếu chưa tìm được sản phẩm phù hợp với hệ thống của mình bạn hãy gọi ngay đến HOTLINE: 0969 103 458 của chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé!
Cập nhật lúc 16:41 – 14/05/2024
Trịnh Dung là cử nhân Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Dung từng tham gia nhiều cuộc thi và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi viết báo chí. Trịnh Dung có hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc viết bài liên quan đến báo chí,pháp luật, van công nghiệp. Hiện đang công tác và làm việc tại Van nhập khẩu Âu Việt
Bài viết liên quan
Áp suất rễ là gì?
Áp suất rễ là một quá trình sinh lý đóng vai trò quan trọng sự...
Th10
Thiết bị đo áp suất là gì?
Thiết bị đo áp suất được các nhà khoa học phát minh ra để...
Th10
Áp lực nước là gì?
Áp lực nước là yếu tố quyết định tới tốc độ dòng chảy của...
Th10
Áp suất thẩm thấu là gì?
Áp suất thẩm thấu là gì? Áp suất thẩm thấu được ứng dụng trong y...
Th10
Áp suất thuỷ tĩnh là gì?
Áp suất thủy tĩnh là một khái niệm cơ bản trong vật lý, đây cũng...
Th10
Áp suất chất lỏng là gì?
Áp suất chất lỏng là một khái niệm quan trọng trong vật lý và kỹ...
Th10