Thiết bị đo áp suất là gì?

Thiết bị đo áp suất được các nhà khoa học phát minh ra để đo và hiển thị áp suất. Cùng với sự phát triển của nhân loại các thiết bị này cũng phát triển theo xu hướng tích cực và ngày càng được ưa chuộng hơn. Trong phạm vi bài viết này mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu 3 thiết bị đo áp suất thông dụng hiện nay nhé!

Thiết bị đo áp suất là gì?
Thiết bị đo áp suất là gì?

Thiết bị đo áp suất là gì

Áp suất là đại lượng vật lý điển hình. Thuật ngữ này thể hiện lực tác dụng trên một đơn vị diện tích theo chiều vuông góc với về mặt của vật thể. Áp suất được đo bằng đơn vị đo như pascal (Pa), bar, psi, hay mmHg, tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể.

Thiết bị đo áp suất hay còn gọi là dụng cụ đo áp suất là công cụ được dùng để đo và hiển thị áp suất của chất lỏng, chất khí, hơi…Qua đó giúp theo dõi và kiểm soát áp suất nhằm đảm bảo hiệu suất tối ưu trong các quy trình hay các hệ thống.

Dụng cụ đo áp suất có khả năng thực hiện các phép đo áp suất khác nhau và hiển thị số lượng ở các đơn vị khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là các loại đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp suất, công tắc áp suất…Các thiết bị này đang được sử dụng rộng rãi từ trong công nghiệp, thương mại, y tế… cho đến dân dụng.

Tầm quan trọng của thiết bị đo áp suất
Tầm quan trọng của thiết bị đo áp suất

Tầm quan trọng của các dụng cụ đo áp suất

Thiết bị đo áp suất có vai trò quan trọng đối với các quy trình hay hệ thống trong công nghiệp hay các ứng dụng. Cụ thể như:

Đảm bảo an toàn và hiệu quả của các quy trình công nghiệp

Các thiết bị đo áp suất được sử dụng để giám sát và kiểm soát áp suất trong nhiều quy trình công nghiệp. Đặt biệt là trong xử lý hóa chất, sản xuất dầu khí và sản xuất điện. Đo áp suất chính là điều cần thiết để để đảm bảo chúng hoạt động trong phạm vi an toàn để ngăn ngừa tai nạn và đảm bảo hoạt động hiệu quả của các hệ thống.

Theo dõi và kiểm soát quá trình

Đối với các quy trình sản xuất, việc đo áp suất đúng cách là quan trọng để đảm bảo rằng các quá trình đang diễn ra theo cách đúng và hiệu quả.

Đối với ngành y tế thiết bị đo áp suất được sử dụng để theo dõi và kiểm soát huyết áp, là chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe tim mạch. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để theo dõi và kiểm soát các tình trạng y tế khác, chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp và áp lực nội sọ

Đối với các thiết hàng ngày, chúng giúp theo dõi và duy trì hiệu suất của các thiết bị như đồ gia dụng, lốp ô tô…

Dự báo và ngăn chặn sự cố

Đo áp suất có vai trò quan trọng trong việc dự đoán và ngăn ngừa sự cố trong nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng. Bằng cách theo dõi và phân tích dữ liệu áp suất, các thiết bị này có thể giúp xác định các sự cố tiềm ẩn và thực hiện hành động khắc phục trước khi xảy ra sự cố.

3 loại thiết bị đo áp suất áp suất thông dụng

Để đo áp suất của chất lỏng, khí, hơi trong các quy trình, hệ thống hay các ứng dụng người ta sẽ sử dụng các thiết bị đo áp chuyên dụng. Hiện nay có ba loại thiết bị đo áp suất phổ biến là:

Thiết bị đo áp suất thông dụng- Đồng hồ đo áp suất
Thiết bị đo áp suất thông dụng- Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất là dụng cụ được dùng để đo áp suất chất lỏng, khi, hơi trong các hệ thống mà người dùng muốn thấy áp suất trực tiếp tại điểm cần đo. Chúng có thể là dạng cơ hay điện tử, đồng hồ áp dạng cơ có kim chỉ giá trị áp suất trên mặt số còn đồng hồ đo áp suất kỹ thuật số hiển thị giá trị áp suất trên màn hình LCD

Thiết bị đo áp suất này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau tuỳ vào hệ thống mà chúng làm việc, cụ thể như đồng hồ áp suất nước là thiết bị chuyên dụng để đo áp lực nước, đồng hồ áp suất khí nén là thiết bị chuyên dụng để đo áp suất khí nén…

Đồng hồ đo áp là thiết bị đo có nhiều dải đo và độ chính xác khác nhau. Ngoài ra chúng còn có giá thành tương đối rẻ với độ ổn định và độ chính xác tốt. Không những thế thiết bị này còn dễ đọc và dễ sử dụng đối với người mới hay những người không chuyên về công nghệ.

Tuy nhiên dụng cụ đo áp này lại dễ hư hỏng và mất chính xác trong đo lường nếu bị va đập mạnh hay nếu không được bảo dưỡng định kỳ. Cũng chính vì vậy mà thiết bị này không phù hợp với các ứng dụng công nghiệp nặng.

Thiết bị đo áp suất thông dụng - Cảm biến đo áp suất
Thiết bị đo áp suất thông dụng – Cảm biến đo áp suất

Cảm biến đo áp suất

Cảm biến áp suất là thiết bị chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện. Chúng hoạt động theo nguyên lý cảm biến áp suất, khi có sự tác động của áp suất, nhiệt,… cảm biến sẽ đưa giá trị về vi xử lý, sau đó vi xử lý tín hiệu rồi đưa tín hiệu ra. Thiết bị này thường được sử dụng để đo áp ở những vị trí khó quan sát bằng mắt thường hay những trường hợp cần xuất ra tín hiệu để điều khiển áp suất.

Cảm biến áp suất có nhiều loại, bao gồm cảm biến áp điện, điện dung và cảm biến đo biến dạng. Mỗi loại cảm biến đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng như độ chính xác, phạm vi nhiệt độ và giá thành.

Cảm biến áp suất là thiết bị có độ chính xác và độ tin cậy cao. Nên chúng có thể đáp ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao như trong công nghiệp chất lỏng hay khí. Ngoài ra thiết bị đo này còn có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài và độ tin cậy cao trong các điều kiện môi trường khác nhau.

Tuy nhiên, thiết bị đo này có giá thành tương đối cao so với đồng hồ đo áp, đặc biệt là cảm biến chất lỏng hay khí chịu áp suất cao. Ngoài ra thiết bị này đòi hỏi kiến thức kỹ thật cũng như kỹ năng lắp đặt để đảm bảo chúng hoạt động chính xác và an toàn.

Thiết bị đo áp suất thông dụng- Công tắc áp suất
Thiết bị đo áp suất thông dụng- Công tắc áp suất

Công tắc áp suất

Công tắc áp suất là thiết bị bật hay tắt mạch điện khi áp suất đạt đến mức đã cài đặt. Thiết bị này thường được sử dụng trong các hệ thống điều khiển để khởi động hay dừng máy bơm, máy nén và các thiết bị khác.

Công tắc áp suất có nhiều loại như công tắc màng, công tắc piston hay công tắc ống thổi. Mỗi loại công tắc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, chẳng hạn như độ chính xác, phạm vi áp suất hay định mức điện.

Công tắc áp suất có nhiều phạm vi và điểm đặt khác nhau, chúng thích hợp cho các ứng dụng điều khiển tự động hay điều khiển tự động để giữ áp suất ổn định. Ngoài ra thiết bị này còn có độ bền và tuổi thọ cao nên giúp giảm chi phí bảo dưỡng và thay thế.

Tuy nhiên, công tắc áp suất chỉ cung cấp thông tin về việc áp suất vượt quá hay dưới mức xác định mà không cung cấp giá trị chính xác về mức áp suất.

Như vậy đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp suất và công tắc áp suất đều là những thiết bị dùng để đo áp suất nhưng chúng có chức năng và ứng dụng khác nhau.

Để dễ dàng so sánh 3 thiết bị đo áp suất này mời các bạn cùng theo dõi ở bảng dưới đây nhé.

Tiêu chí Đồng hồ đo áp suất Cảm biến áp suất Công tắc áp suất
Chức năng Đo và hiển thị giá trị áp suất theo thời gian thực Đo và chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện hoặc tín hiệu analog. Mở hay đóng mạch điện khi áp suất ở một mức cụ thể.
Nguyên lý hoạt động Sử dụng cơ học hoặc điện tử. Sử dụng cảm biến để đo lực áp suất và chuyển đổi thành tín hiệu điện hoặc tín hiệu analog. Sử dụng cơ học hoặc điện tử để mở hoặc đóng mạch khi áp suất đạt mức cài đặt.
Loại áp suất được đo Áp suất tĩnh hoặc áp suất động. Áp suất tĩnh hoặc áp suất động. Áp suất tĩnh hoặc áp suất động.
Đơn vị đo Thường là psi, bar, kPa, mmHg, vv. Thường là psi, bar, kPa, mmHg, vv. Thường là psi, bar, kPa, mmHg, vv.
Độ chính xác Khác nhau tùy thuộc vào loại và phạm vi Nói chung chính xác hơn đồng hồ đo áp suất Nói chung kém chính xác hơn cảm biến áp suất
Chi phí Rẻ hơn so với cảm biến áp suất và công tắc áp suất Thường đắt hơn đồng hồ đo áp suất nhưng rẻ hơn công tắc áp suất Nói chung là đắt nhất trong ba loại thiết bị
Ứng dụng
  • Điều hòa không khí và lạnh.
  • Công nghiệp và quá trình.
  • Dầu và khí đốt.
  • Ô tô và công nghiệp.
  • Hệ thống đo lường và kiểm soát.
  • Dầu và khí đốt.
  • Hệ thống thông gió và điều hòa.
  • Công nghiệp và quá trình.
  • Quản lý áp lực trong hệ thống.

Những lưu ý khi lựa chọn thiết bị đo áp suất

Khi chọn thiết bị đo áp suất, cần phải lưu ý các yếu tố sau:

Loại áp suất cần đo

Các thiết bị đo áp suất khác nhau được thiết kế để đo các loại áp suất khác nhau. Cụ thể như áp suất tuyệt đối, áp suất đo và áp suất chênh lệch. Điều quan trọng là chọn một thiết bị được thiết kế để đo loại áp suất bạn cần.

Phạm vi đo

Chọn thiết bị có phạm vi đo phù hợp với yêu cầu của ứng dụng. Thiết bị nên có thể đo được áp suất tối đa và tối thiểu cần thiết.

Độ chính xác

Các thiết bị đo áp suất khác nhau có mức độ chính xác khác nhau. Điều quan trọng là chọn một thiết bị đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác cho ứng dụng của bạn.

Môi trường làm việc

Nếu thiết bị sẽ hoạt động trong môi trường độ ẩm cao, chất ăn mòn, hoặc nhiệt độ cực đoan, cần chọn thiết bị chống nước, chống ăn mòn và có khả năng chịu nhiệt độ cao.

Tiêu chuẩn và chứng chỉ

Kiểm tra xem thiết bị có đáp ứng các tiêu chuẩn và chứng chỉ an toàn cần thiết không.

Giá thành

Các thiết bị đo áp suất có thể có giá dao động từ vài đô la đến vài nghìn đô la. Điều quan trọng là chọn một thiết bị phù hợp với ngân sách của bạn…

Hiện nay thiết bị đo áp suất rất đa dạng từ mẫu mã, chủng loại cho đến nguồn gốc xuất xứ. Mỗi loại sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, việc lựa chọn thiết bị đo sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như phạm vi đo, độ chính xác, điều kiện môi trường, kinh phí…Lựa chọn thiết bị đo áp suất đúng cách không chỉ đảm bảo an toàn mà còn đảm bảo hiệu suất và độ chính xác của hệ thống trong thời gian dài.

Trên đây là những chia sẻ của vannhapkhau.net về thiết bị đo áp suất và 3 loại thiết đo áp suất thông dụng. Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật chúng ta có thể mong đợi những cải tiến liên tục về khả năng đo áp suất, để giúp chúng ta giải quyết những thách thức phức tạp hơn nữa trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay