Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất

Cách đọc đồng hồ đo áp suất như thế nào là đúng cách ? Ngày nay, để đo lường và theo dõi áp suất hiệu quả bạn sử dụng các loại đồng hồ đo áp suất. Tuy nhiên có nhiều người dùng vẫn chưa nắm rõ cách sử dụng thiết bị này. Nên bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chính xác nhất để đọc các thông số hiển thị trên đồng hồ. Cùng chúng tôi theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu đồng hồ đo áp suất

  Đồng hồ đo áp suất là một thiết bị được sử dụng để đo áp suất nội tại hoặc chân không trong hệ thống chất lỏng, khí. Thiết bị này có nhiều kiểu dáng, kích cỡ cũng như chất liệu cấu tạo để đáp ứng các yêu cầu của các ứng dụng từ tiêu chuẩn cho đến đặc biệt.

Đồng hồ đo áp thường được sử dụng để đo áp suất bồn nước, đo áp suất lò hơi, đo áp suất bồn gas hay đường ống gas, đo áp suất thủy lực,.. cùng nhiều ứng dụng khác.

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất

Cách đọc đồng hồ đo áp suất dạng cơ

  Đồng hồ áp suất dạng cơ là thiết bị đo áp suất thông dụng hiện nay. Bởi đây là thiết bị dễ sử dụng và giá thành rẻ. Dù là loại đồng hồ mặt có dầu hay không dầu thì các loại đồng hồ đo áp dạng cơ đều có chung các đo lường cũng như cách đọc chỉ số.

Cách đọc đồng hồ đo áp suất
Cách đọc đồng hồ đo áp suất dễ hiểu

Các chỉ số quan trọng trên đồng hồ đo áp dạng cơ

Để hiểu rõ cách đọc đồng hồ đo áp suất dạng cơ, trước tiên bạn cần nắm được một số thông tin trên mặt thiết bị như:

Đơn vị đo

Là đơn vị áp suất mà đồng hồ của bạn đo lường được. Thông thường các đơn vị đo này sẽ được hiển thị ký hiệu ở trên mặt đồng hồ. Một số đơn vị đo áp suất thông dụng như Bar, Pa, Kgf/cm2, inHg…Ngoài ra còn có một số loại đồng hồ đo áp sử dụng 2 đơn vị đo với 2 kí hiệu đơn vị được biểu hiện bởi 2 màu sắc khác nhau.

Đơn vị đo đồng hồ áp suất
Đơn vị đo đồng hồ áp suất

Dải đo

Dải đo hay còn gọi là thang đo. Đây là giá trị đo lường lớn nhất của đồng hồ áp suất chân không và bạn có thể quan sát được thông số này trên mặt của thiết bị. Dải đo này sẽ thể hiện bởi các giá trị số ở trên mặt đồng hồ cụ thể như: (0; 15kg/m2); (0; -0.1bar); (0; 600 psi);…

Trong dải đo của đồng hồ đo áp sẽ được chia thành các vạch nhỏ. Tùy vào từng loại đồng hồ mà các vạch đo này sẽ có giá trị khác nhau. Cụ thể như: đồng hồ đo áp suất chân không có dải đo 0=> – 1 bar, được chia thành 50 Vạch cho thang đo -1…0 bar. Tương ứng 1 vạch là -0.02 bar (tương đương 20mbar).

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ

Cách đọc đồng hồ cực kỳ đơn giản với giá trị đo sẽ là số mà kim đồng hồ chỉ trên dải đo và kết hợp với đơn vị đo thích hợp. Khi có một áp suất hút về chân không thì kim đồng hồ sẽ xuất phát từ điểm 0 về điểm cao nhất của thang đo. Khi kim nằm ở vị trí X thì có nghĩa là áp suất X + đơn vị đo. Tiếp tục với các vị trí khác khi áp suất càng về bên trái kim đồng hồ thì áp lực hút sẽ càng lớn.

Cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ
Cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ

Cụ thể như: Khi kim đồng hồ đang chỉ vạch có giá trị thang màu đỏ là 0.9, còn thang màu đen là khoảng -0,09. Khi đó, bạn có thể hiểu cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không này là 0.9 kg/cm2 hay -0.09 Mpa.

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không điện tử

Đồng hồ áp suất chân không điện tử là thiết bị đo áp suất có độ chính xác cao, dễ dàng theo dõi kết quả đo. Nên cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không dạng này cũng tương đối đơn giản.

Thiết bị này cũng có một số thông số quan trọng mà bạn cần chú ý như:

Đơn vị đo của đồng hồ. Đây thường là những kí hiệu ở trên mặt đồng hồ hoặc ở thông số kỹ thuật của thiết bị.

Mặt hiển thị của đồng hồ đo áp điện tử hiển thị kết quả đo bằng số. Đây chính là kết quả mà bạn thu được.

Cụ thể như: Đồng hồ áp suất chân không điện tử hiển thị thông số -750 với đơn vị là Kpa. Như vậy chúng ta sẽ có kết quả đo áp suất chân không của hệ thống chính xác là -750 Kpa.

Đồng hồ áp suất chan không điện tử
Đồng hồ áp suất chan không điện tử

Ngoài ra có 1 số loại đồng hồ áp suất chân không điện tử sẽ hiển thị kết quả đo với 3 đơn vị khác nhau. Khi đó bạn sẽ đọc kết quả đo được hiển thị trên màn hình như sau: Áp suất chân không đo được là 3.323Pa = 2.485×10^-2 Torr hay 3.323×10^-2 Mbar.

Đồng thời có 1 số loại đồng hồ áp suất chân không điện tử có đơn vị đo tự chọn, chúng sẽ hiển thị bằng đèn xanh. Loại đồng hồ này thường có 2 đơn vị đo cơ bản là BarMbar. Cụ thể nếu kết quả đo hiển thị trên màn hình là 13.1 mBar thì bạn có thể chọn đơn vị đo hay quay đổi theo công thức mBar = 10^-3 x Bar.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách đọc đồng hồ đo áp suất lốp tại đây

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách đọc đồng hồ áp suất. Hi vọng sau khi kham khảo bài viết mỗi người sẽ dễ dàng hiểu được những con số này. Nếu còn băn khoăn hay cần hỗ trợ thêm gì về kỹ thuật hãy gọi ngay đến Hotline: 0969 103 458 của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Cập nhật lúc 13:37 – 02/02/2023

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay