Trong quá trình sử dụng đồng hồ áp suất có thể xảy ra những sự cố hay hư hỏng làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống. Vậy các lỗi thường gặp ở đồng hồ áp suất là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ đo áp suất là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống cảnh báo của các ứng dụng. Thiết bị này cho phép người dùng biết được áp suất nội tại hay áp suất chân không của hệ thống.

Đồng hồ đo áp rất đa dạng về kiểu dáng cũng như cách thức là việc. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà khách hàng có thể lựa chọn loại đồng hồ phù hợp như đồng hồ áp suất mặt dầu, đồng hồ áp suất 3 kim hay đồng hồ áp suất chân không…
Các lỗi thường gặp ở đồng hồ áp suất
Đồng hồ áp suất bị rung kim
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy kim đồng hồ bị rung lắc mạnh dẫn đến không đọc được giá trị thì cần phải khắc phục ngay. Bởi nếu không khắc phục đồng hồ đo áp sẽ bị hư hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng.
Đồng hồ đo áp bị rung kim có thể do 2 lí do sau:
- Do áp suất hệ thống không ổn định
Các loại đồng hồ đo áp khi đặt ở gần bơm, bơm làm cho áp suất đường ống dao động và không ổn định. Nên dẫn đến làm cho kim đồng hồ bị dao động theo.
Cách khắc phục
Để khắc phục hiện tượng này biện pháp hữu hiệu nhất chính là sử dụng các loại đồng hồ đo áp mặt đầu. Bởi dầu Glycerine bên trong giúp để giảm rung. Hay dùng Snubber hoặc dùng đồng hồ Direct drive pressure gauge.

- Do đồng hồ lắp đặt trên máy hay đường ống và cả vị trí này đều có sự rung lắc mạnh.
Cách khắc phục
Dùng đồng hồ đo áp có dầu Glycerine bên trong. Còn nếu dầu Glycerin vẫn không đủ giảm rung kim thì bạn nên cân nhắc 2 cách sau:
Cách 1: Lắp đồng hồ đo sang các vị trí cố định và không bị rung lắc. Nối thiết bị với vị trí cần đo áp suất bằng ống mềm chịu áp. Khi đó rung lắc của máy hay đường ống sẽ bị triệt tiêu bởi ống mềm.
Cách 2: Nếu không thể lắp đồng hồ áp ra khỏi vị trí khác, hãy sử dụng đồng hồ đo áp có tính năng chống rung lắc.
Đồng hồ đo áp bị quá nhiệt
Ở các ứng dụng hơi nóng hay các lưu chất có nhiệt độ cao. Đồng hồ đo áp suất bourdon thông dụng có nhiệt độ hoạt động dưới 100 độ C. Các lưu chất có nhiệt độ cao hơn 100 độC thì cần có phụ kiện đi kèm để bảo vệ đồng hồ áp.
Nên đối với hơi nước nên dùng thêm các ống syphon. Còn đối với các lưu chất không phải là hơi nước thìa dùng cooling tower, màng, màng kèm cooling tower hay dùng màng kèm ống mao dẫn.
Ngoài ra vẫn có loại đồng hồ có thể sử dụng cho môi trường nhiệt độ lên đến 315oC mà không cần bất kỳ phụ kiện nào kèm theo. Đó là dòng Direct Drive pressure Gauges với độ chính xác lên đến 0.25% và khả năng chống rung kim khá tuyệt vời.
Đồng hồ áp suất bị quá áp
Khi có 1 dòng áp lực lớn hơn dung sai của đồng hồ đo tác động lên thì chúng sẽ làm cho đồng hồ hỏng ngay lập tức. Ngoài ra chúng có thể làm biến dạng đường ống hay đồng hồ đo áp bị vỡ.
Đồng hồ áp suất bị quá áp thường gặp ở những hệ thống cấp thoát nước hay các hệ thống cấp hơi nóng. Ở các hệ thống cấp nước việc đóng van đột ngột dẫn đến tình trạng búa nước. Tức là áp suất tăng đột ngột trong đường ống.

Cụ thể như thông thường áp suất trong đường ống của bạn là 7 bar, khi đó bạn chọn đồng hồ đo áp có dải đo 0-10 bar. Tuy nhiên khi trong hệ thống có hiện tượng búa nước xảy ra thì áp suất có thể lên 15-20 bar. Nên làm cho đồng hồ đo áp của bạn bị quá áp nên dẫn đến hư hỏng nhanh chóng.
Hay trong các hệ thống đường ống cấp hơi nóng khi nước ngưng không được xả hết thì nước trong đường ống cấp hơi sẽ tạo ra hiện tượng búa nước hay gai áp suất dẫn đến làm cho đồng hồ áp suất hỏng ngay lập tức.
Những dấu hiệu nhận biết đồng hồ bị hư hỏng như:
Đồng hồ đo áp bị cong kim hay kim đồng hồ không còn nằm ở vị trí số 0 “Zero”
Cách khắc phục:
- Sử dụng các thiết bị quá áp để bảo vệ đồng hồ
- Sử dụng đồng hồ áp suất dạng màng
- Sử dụng đồng hồ đo áp có dung sai lớn hơn dung sai tiêu chuẩn áp suất của hệ thống cần đo
- Khắc phục đường ống và xả nước ngưng đúng cách để hạn chế hiện tượng búa nước.

Đồng hồ áp suất bị ăn mòn
Khi đồng hồ đo làm việc trong các môi trường có chứa hóa chất thì không thể tránh khỏi việc bị ăn mòn. Nên sau một thời gian hoạt động thì đồng hồ bị ăn mòn và bắt đầu bị hư hỏng.
Kể cả khi chúng được chế tạo từ inox, bởi có nhiều người nghĩ rằng inox thì không bị ăn mòn. Tuy nhiên điều đó là không đúng, bởi inox chỉ có thể trong trường hợp môi trường không có axit hay các chất ăn mòn kim loại.
Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này là khi tháo đồng hồ ra khổi đường ống ta sẽ thấy xung quanh ống ống bourdon hay màng ngăn sẽ có màu xanh lục, màu vàng hoặc màu sắc lạ.

Cách khắc phục
Để khắc phục hiện tượng này thì chúng ta nên chọn vật liệu chế tạo đồng hồ đo áp phù hợp với môi trường hoạt động. Cụ thể như:
- Ở môi trường nước biển nên dùng vật liệu inox 316L, Monel hay Hastelloy C
- Ở môi trường Clo khô, Clo lỏng, nên dùng vật liệu Hastelloy C
- Ở môi trường Clo ẩm nên dùng vật liệu Tantalum
- Ở môi trường Hydro nên dùng vật liệu tối thiểu là inox 316L, trong một số trường hợp lớp màng sẽ được mạ vàng để chống thẩm thấu.
- Ở các hệ thống sản xuất NaOH trong công nghiệp thì vật liệu inox 316 có thể đáp ứng được.
- Ở môi trường có tính axit nên dùng các loại đồng hồ đo áp dạng màng.
Đồng hồ áp suất hư hỏng do tắc nghẽn
Trong các môi trường làm việc có hóa chất hay dung môi có tính kết tủa cao thì sau 1 thời gian sử dụng đồng hồ đo áp dễ bị tắc nghẽn. Điều này làm cho kim hiển thị báo áp suất bị sai lệch.
Sự cố này rất nguy hiểm bởi khi đồng hồ đo bị tắc nghẽn là cho thiết bị sẽ không báo có áp lực. Nhưng thực tế lúc này trong hệ thống đường ống đang phải chịu 1 áp suất rất lớn. Nên dẫn đến việc cháy nổ, cũng như nguy cơ mất an toàn của hệ thống cũng như người dùng.
Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này là khi mở đồng hồ ra khỏi đường ống thì bạn sẽ thấy cặn, bẩn bám đầy trong lỗ của ống Bourdon.
Cách khắc phục
Cũng giống như trường hợp bị ăn mòn thì chúng ta nên sử dụng màng cách ly cho đồng hồ đo.
Ngoài ra để tránh tính trạng kết tinh làm tắc nghẽn thì thường xuyên kiểm tra đồng hồ đo.
Đồng hồ đo áp hỏng do sự tác động của ngoại lực
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng hầu hết các thiết bị đo áp suất gặp sự cố hay hỏng hóc là do tác động của ngoại lực.
Khi ngoại lực tác động lên thiết bị sẽ tạo ra chấn động làm ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị đo. Bởi chúng làm cho kim hiển thị của đồng hồ bị dao động liên tục. Ngoài ra chấn động liên tục còn làm xê dịch các cấu trúc bên trong của thiết bị, tần suất dao động liên tục khác nhau sẽ cọ xát và làm mòn các bánh răng.

Cách khắc phục
Để hạn chế những hiện tượng này cần sử dụng các loại đồng hồ đo áp mặt dầu. Vì dầu bên trong sẽ giúp đồng hồ hoạt động có ổn định khi có rung chấn. Bởi chúng giúp chống sốc cho kim đồng hồ.
Trên đây là những lỗi thường gặp ở đồng hồ áp suất, nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Nếu hết bài viết này mà bạn vẫn chưa xác định được nguyên nhân hư hỏng của thiết bị thì hãy gọi ngay đến Hotline của chúng tôi để được đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ nhanh nhất.
Cập nhật lúc 13:36 – 02/02/2023
Bài viết liên quan
Mua đồng hồ áp suất ở đâu để đảm bảo chất lượng?
Mua đồng hồ áp suất ở đâu tại Hà Nội để đảm bảo được chất...
Th5
Cấu tạo đồng hồ đo áp suất đang dử dụng hiện nay?
Đồng hồ đo áp suất là thiết bị khá quen thuộc mà chúng ta có...
Th5
Cách chỉnh đồng hồ áp suất một cách chính xác nhất
Đồng hồ đo áp suất là thiết bị cực kỳ quen thuộc từ trong dân...
Th5
Đồng hồ đo áp suất tiếng anh là gì?
Đồng hồ đo áp suất là thiết bị khá quen thuộc từ trong công nghiệp...
Th5
HS code đồng hồ đo áp suất là gì?
HS code đồng hồ áp suất là gì? Đây là câu hỏi nhận được nhiều...
Th5
Tại sao đồng hồ áp suất có dầu? So sánh có dầu và không dầu
Tại sao đồng hồ áp suất có dầu? Đây là câu hỏi nhận được sự...
Th5