MPa là gì? Cách chuyển đổi đơn vị đo áp suất MPa?

Ngày này trên nhiều sản phẩm máy móc có xuất hiện MPa nhưng không phải ai cũng biết đến kí hiệu này? Chính điều này làm cho nhiều khách hàng đang đặt ra câu hỏi Vậy Mpa là gì? Đơn vị Mpa là gì? Cách chuyển đổi Mpa sang các đơn vị đo áp suất khác ra sao? Để có thể sử dụng tốt các loại máy móc thiết bị có sử dụng ký hiệu này mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho những câu hỏi trên thông qua bài viết dưới này nhé.

Đơn vị MPA
Đơn vị MPa

MPa là gì? Ký hiệu Mpa là gì?

Mpa là viết tắt của 3 từ khác nhau, đó là:

  • Master of Professional Accounting: Dịch sang tiếng Việt nghĩa là thạc sĩ kế toán chuyên nghiệp.
  • Master of Public Administration: Dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nghĩa là thạc sĩ hành chính.
  • Mega Pascal: Đơn vị đo áp suất.

Như bảng trên ta thấy ký hiệu MPA có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu một ý nghĩa thông dụng nhất và được sử dụng phổ biến nhất của từ này chính là đơn vị đo áp suất MPa. Và “MPa” trong áp suất sẽ khác hoàn toàn với từ “MPA”

Để hiểu về đơn vị đo áp suất MPa mời các bạn cùng cùng tôi đi tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

 Đơn vị đo áp suất MPa là gì?

Chắc chắn đối với các bạn thuộc các chuyên ngành kỹ thuật thì MPa không còn quá xa lạ rồi đúng không nào.

MPa là viết tắt của từ Mega Pascal thực chất là một tiền tố kết hợp với đơn vị Pascal, đây cũng là một đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế ( SI ) được sử dụng phổ biến trong công nghiệp.

Mặc dù vậy đơn vị đo áp suất MPa không được sử dụng phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới. Bởi vì ở quốc gia Châu Á thì thường sử dụng đơn vị Pa, MPa, KPa bắt nguồn từ nước Nhật rồi tới Hàn Quốc, Trung Quốc. Còn ở các quốc gia Châu Âu lại thường dùng các đơn vị Psi, Kpsi của Mỹ hay đơn vị Bar, kg/cm2…

MPa chỉ đơn thuần là một đại lượng để đo lường mức áp suất hay áp lực mà thôi. Trong đó Pa có nghĩa là Pascal là đơn vị đo lường áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI).

Như chúng ta đã biết thì áp suất là một lực tác dụng lên một đơn vị diện tích theo phương vuông góc và có đơn vị là N/m2 hay Pa. Đơn vị này được lấy theo tên của Blaise Pascal – một nhà toán học và vật lý học nổi tiếng người Pháp. Và tương ứng 1Pa sẽ bằng với 1 N/m2.

Theo đó 1 Mpa sẽ bằng 1.000.000 Pa (1.000.000 Pascal) – đơn vị đo áp suất thông thường. Như vậy Mpa là đơn vị lớn hơn của Pa.

Như vậy bản chất MPa là một đơn vị của Pascal nhưng có giá trị lớn hơn rất nhiều để dùng trong các thiết bị đo áp suất.

Người ta thiết lập đơn vị tính Mpa nhằm mục đích để tiện lợi trong việc tính toán, giảm bớt sự cồng kềnh của con số. Trong lĩnh vực công nghiệp đặc biệt là các ngành xây dựng, Mpa là đơn vị được sử dụng phổ biến nhất để đo áp suất chất lỏng và chất khí. Ngoài ra đơn vị đo áp suất này còn được sử dụng để đo áp suất chân không của các máy hút chân không.

Tóm lại bản chất của MPa là một tiền tố của đơn vị Pascal Pa. Và có giá trị lớn hơn 10^6 lần giá trị của Pa. Đơn vị tính của MPa chính là Pa hoặc N/m².

Ngoài MPa, Pascal còn có các tiền tố được sử dụng là:

Kí hiệu tiền tố Kết hợp với đơn vị Pa Giá trị so với 1Pa Cách đọc
 da  daPa  10¹  Đeca pascal
 h  hPa  10²  Hecto pascal
 k  kPa  10³  Kilo pascal
 M  MPa  106  Mega pascal
 G  GPa  109  Giga pascal
 T  TPa  1012  Tera pascal
 P  PPa  1015  Peta pascal

Bảng tiền tố của MPa

BÀI VIẾT BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM: Các đơn vị đo áp suất cơ bản

Cách đổi Mpa sang các đơn vị đo áp suất khác

Ngoài đơn vị đo áp suất là Mpa hoặc Pa, hệ đo lường quốc tế còn có nhiều đơn vị đo áp suất khác. Tuỳ vào mục đích đo, vật cần đo, trường hợp đo áp suất mà chúng ta sử dụng các đơn vị đo khác nhau. Một vài đơn vị đo áp suất khác như bar, psi, atm, mmH2O,… Cách đổi các đơn vị đo đó so với Pa hoặc Mpa như thế nào? Dưới đây là bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế.

Quy đổi MPa sang PSI

Chuyển đổi MPa thông qua bảng đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế

Đây là cách chuyển đổi quen thuộc mà chúng ta đã tiếp xúc từ khi còn học phổ thông. Chúng thường sử dụng các hệ số liên hệ giữa từng đơn vị để chúng ta có thể tự tính toán và suy ra mức áp suất tương ứng. Tuy nhiên chúng rất khó để tính nhẩm và không thuận lợi khi ta cần chuyển đổi gấp.

Để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo bảng thể hiện mối liên hệ giữa các đại lượng đo lường vật lý dưới đây nhé.

bangquydoicacdonvidoapsuat

Cụ thể chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1 : chọn đơn vị áp suất cần đổi ở cột bên trái – đầu tiên
  • Bước 2 : chọn đơn vị cần đổi tương ứng dòng trên xuống
  • Bước 3 : so sánh điểm cột giao nhau giữa hai đơn vị cần đo. Giá trị nằm trong ô giao nhau tương ứng giá trị cần quy đổi.

Ví dụ:  chúng ta có thể lấy 1MPa làm mốc và theo dõi bảng chuyển đổi theo hàng ngang thì chúng ta sẽ có được các giá trị tương ứng như sau:

  • 1 MPa = 145.04 PSI
  • 1 MPa = 10000 mBar
  • 1 MPa = 10 Bar
  • 1 MPa = 9.87 atm
  • 1 MPa = 1000000 Pa
  • 1 MPa = 1000 kPa
  • 1 MPa = 101971.6 mmH2O
  • 1 MPa = 4014.6 in.H2O
  • 1 MPa = 700.6 mmHg
  • 1 MPa = 295.3 in.Hg
  • 1 MPa = 10.2 Kg/cm2

Và tương tự các bạn có thể chuyển đổi các loại đơn vị khác thông qua cột mốc 1 của từng loại đơn vị.

Chuyển đổi đơn vị đo áp suất MPa thông qua Google.com.vn

Để có thể thực hiện chuyển đổi bằng cách thức này đòi hỏi chúng ta phải có một chiếc điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet. Đây là cách thức chuyển đổi nhanh và có thể áp dùng được cho tất cả các giá trị MPa khác nhau.

Cụ thể chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Vào trình duyệt CHROME
  • Bước 2: Vào thanh tìm kiếm của google
  • Bước 3: Gõ từ khóa theo cú pháp  ” mức áp suất” + ” MPa” + ” to ” + ” đơn vị muốn chuyển “
  • Bước 4: Theo dõi kết quả

Ví dụ:

Giả sử mình muốn chuyển 5Mpa sang PSI thì mình sẽ gõ 5MPa to PSI, và đây là kết quả mình nhận được.

5mpatopsi_2min

Chuyển đổi MPa thông qua các công cụ chuyển đổi online

Với phương pháp này thì chúng ta cần một smartphone có cài đặt sẵn app chuyển đổi nhé. Hiện nay thì các nhà phát triển đã nắm bắt được nhu cầu sử dụng điện thoại của chúng ta và cho ra đời các phần mềm có thể sử dụng một cách tiện lợi và nhanh chóng mà không cần đến internet.

Chuyển đổi đơn vị Mpa Online

Với ứng dụng chuyển đổi chúng ta hoàn toàn có thể chuyển qua lại giữa bất kì đại lượng nào tùy thích không chỉ là áp suất. Theo mình nhận định thì cách thức này là tiện lợi nhất, dễ sử dụng nhất và nên dùng nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Ứng dụng của đơn vị MPa trong thực tế

Mpa là đơn vị đo áp suất vì vậy tác dụng chính của nó là đo lường những thể chất ở dạng lỏng và dạng khí. MPa có thể là một đơn vị đo lường cho các lĩnh vực, công việc về chất lỏng, chất khí tại các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp hay đơn giản là ứng dụng vào cuộc sống cá nhân.

Ngày nay đơn vị áp suất Mpa được sử dụng rất nhiều trong nghiệp, xây dựng dân dụng , trong các nhà máy xử lý nước, nhà máy nén khí… Vì áp lực được ứng dụng rất phổ biến và dùng để đo áp suất chất lỏng, khí…..

Ứng dụng đơn vị đo MPa trong cuộc sống

Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy từ MPa chỉ ở trên máy đo áp suất, đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp suất có mặt hiển thị, tài liệu kỹ thuật liên quan đến áp suất.

Trên đây là những chia sẻ của VAN NHẬP KHẨU về ký hiệu MPa, hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về ký hiệu này để các bạn không còn bỡ ngỡ khi gặp nó trên các thiết bị máy móc hay khi thiết bị hư hỏng cần thay thế bạn sẽ tìm ngay được những thiết bị tương ứng.

Trên đây là những ý kiến chủ quan của chúng tôi nếu có gì sai sót hay cần cần bổ sung mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

BÀI VIẾT BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Cập nhật lúc 14:35 – 29/05/2024

4/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay