Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ

   Trong thời gian vừa qua, đã có khá nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra. Điều này một lần nữa làm róng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng cháy chữa cháy hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót. Không những thế nguyên nhân thương vong khi xảy ra cháy, nổ chủ yếu là do người dân còn thiếu những kỹ năng thoát hiểm cơ bản. Chính vì vậy, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng bản thân và gia đình khi có sự cố xảy ra

chaynokhuchungcu
Kỹ năng thoát hiểm khi đám cháy xảy ra

Thủy, hỏa, đạo, tặc là bốn mối đại họa đe dọa cuộc sống con người. Trong đó hỏa đứng hàng thứ hai sau lụt lội, sóng thần. Nhất thủy, nhì hỏa… nếu như thủy với tác hại vô cùng thảm khốc nhưng nguyên nhân lại phần lớn do thiên tai gây ra còn hỏa thì ngược lại, chủ yếu do yếu tố con người. Nó như một quy luật con người sẽ phải sống chung với chúng. Nhưng nếu con người có thể chủ động thì mọi tác nhân đều có thể khắc chế và giảm thiểu hậu quả.

Đọc ngayThiết bị báo cháy UniPOS.

Chắc hẳn  chúng ta không thể quên vụ cháy Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC) ở TP Hồ Chí Minh ngày 29-10-2002 cướp đi sinh mạng 60 người, 70 nạn nhân bị thương vì bỏng, ngạt, chấn thương do nhảy từ trên cao xuống với hy vọng thoát thân cùng thiệt hại vật chất nhiều tỷ đồng.

Vụ cháy quán karaoke ở 68 Trần Thái Tông, Hà Nội ngày 1-11-2016 khiến 13 người tử vong cũng do vảy hàn bắt vào vật liệu dễ cháy trong quá trình sửa chữa.

Xem thêm: Các loại van phòng cháy chữa cháy

Nhưng Có lẽ phải đến khi vụ cháy chung cư cao cấp Carina Plaza ở TP Hồ Chí Minh ngày 23-3-2018  xảy ra khiến 13 người thiệt mạng, nhiều người bị thương nhập viện cùng nhiều ô-tô, xe máy bị thiêu rụi thì mọi người mới bàng hoàng nhận diện ra sự cực kỳ nguy hiểm của giặc hỏa, đặc biệt là đối với những khu nhà cao tầng. Cả xã hội rúng động, hàng triệu người sững sờ, thương cảm cho những người xấu số và lo lắng cho chính bản thân họ. Hiển nhiên tất cả chúng ta phải làm điều gì đó để thay đổi ý thức, phòng cháy, chữa cháy (PCCC) sao cho hiệu quả, để không tái diễn những bi kịch đau đớn tương tự.

Thảm họa chung cư Carina không chỉ là những thiệt hại tính được về người và của cải mà còn đó những gì bất cập, chủ quan, những bài học kinh nghiệm xương máu từ cơ quan quản lý PCCC, cơ quan quản lý xây dựng, chủ đầu tư và cả những công dân các chung cư khi họ chủ quan, thiếu hiểu biết về PCCC, thiếu kinh nghiệm cứu nạn và  đặc biệt là khả năng tự cứu mình.

Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ

  • Kỹ năng 1: Khi xảy ra sự cố về cháy, nổ ở gia đình cần bình tĩnh. Đối với các cháu nhỏ phải làm theo sự chỉ dẫn của người lớn trong gia đình.
  • Kỹ năng 2: Để tránh bị ngạt khói, di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi. Trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất.

kynangthoathiem2

  • Kỹ năng 4: Nếu phải mở cửa thì phải kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở. Khi mở cửa phải tránh sang một bên để đề phòng lửa tạt.Kỹ năng 3: Khi thoát ra ngoài phòng cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ. Tuyệt đối không được chen lấn xô đẩy trong quá trình thoát nạn. Không được sử dụng thang máy để thoát nạn vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào dẫn đến bị kẹt và ngạt khí gây tử vong.

kynangthoathiem1

  • Kỹ năng 5: Trong trường hợp ngọn lửa bùng phát, khói, khí độc bao trùm hành lang và không thể thoát ra ngoài cần bình tĩnh dùng chăn ẩm ướt, hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói khi độc tràn vào phòng và ở tại phòng chờ lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến để đưa ra nơi an toàn.
  • Kỹ năng 6: Cần di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ gọi to hoặc dùng khăn, áo mũ để ra hiệu cầu cứu.
  • Kỹ năng 7: Khi có lực lượng đến cứu, phải bình tĩnh làm theo hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
  • Kỹ năng 8: Trong trường hợp chưa thể tiếp cận được các lối thoát nạn an toàn hoặc ra cửa sổ hay ban công để cầu cứu thì phải tìm những vị trí lãnh nạn tạm thời như Ban công hay cửa sổ chưa bị ngọn lửa hay khói , khí độc đe dọa để chờ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến giải cứu. Tuyệt đối không núp trong nhà vệ sinh.
  • Kỹ năng 9: Trong trường hợp quần áo bị bén lửa phải nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa.
  • Kỹ năng 10: Khi xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người (Trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim …) việc đầu tiên phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thông thường như: Cầu thang bộ, nơi có đèn Exit – Lối ra là những nơi thoát nạn an toàn nhất.

Bên cạnh đó, khi xảy ra cháy, nổ, cần cứu nạn cứu hộ hãy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết. Đồng thời gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114 (Số điện thoại 114 là số điện thoại gọi không mất tiền). Mọi công tác chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ đã được nhà nước chi trả, người dân không phải mất một khoản chi phí nào.

Cha ông ta cũng đã nói “Phòng hỏa hơn cứu hỏa” hay “Nước xa không cứu được lửa gần”. Thực tế đã chứng minh đúng như vậy, mỗi gia đình nên tự trang bị phương tiện chữa cháy, bình chữa cháy để tự chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra cũng như tự trang bị cho mình kỹ năng thoát hiểm cần thiết. Làm tốt công tác phòng ngừa ngay từ đầu, thì chắc chắn sẽ hạn chế được tối đa hậu quả của cháy nổ gây ra.

Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Dịch Vụ Âu Việt chúng tôi chuyên nhập khẩu và phân phối Thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy, máy bơm nước cứu hỏa… Uy tín, giá cả canh tranh tại việt Nam. Quý khách có nhu cầu tư vấn kỹ thuật hoặc báo giá sản phẩm vui lòng LH 0968 481 237 để được hỗ trợ sớm nhất.

Cập nhật lúc 15:02 – 05/12/2022

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay