Các đơn vị đo áp suất cơ bản| Hướng dẫn qui đổi các đơn vị đo áp suất.

Ngày nay trong hệ thống đo lường áp suất đang sử dụng nhiều đơn vị đo lường áp suất như bar, Kg/cm2, psi, Kpa, mH2O…Ở các khu vực khác nhau, các nước khác nhau sẽ sử dụng các đơn vị khác nhau. Vậy hiện nay có những đơn vị đo lường áp suất nào phổ biến? Cách quy đổi các đơn vị áp suất ra sao? Làm thế nào để quy đổi các đơn vị đo áp suất về một đơn vị đo áp suất tiêu chuẩn? Mời các bạn cùng đi tìm hiểu thông quá bài viết dưới này nhé!

Khái niệm về áp suất?

Áp suất là đại lượng vật lý được tính bằng giá trị tỉ số giữa lực tác động theo hướng vuông góc lên một bề mặt với diện tích của bề mặt đó. Áp suất chính là độ lớn của lực và nó tác động lên một bề mặt diện tích theo phương vuông góc [đơn vị của áp suất là N/m² hay Pa (Pascal)].

apsuatlagimin_1

Xem thêm: Áp suất là gì?

Nguồn gốc của đơn vị áp suất

Ngày nay có khá nhiều loại đơn vị đo lường áp suất. Nó bắt nguồn từ ảnh hưởng của các cuộc cách mạng khoa học –  kỹ thuật của các cường quốc về công nghiệp. Theo đó ở những nước có nền công nghiệp phát triển sẽ có nhu cầu tạo ra các loại đơn vị đo lường hay chuẩn đo lường áp suất. Chính vì thế mà tại từng quốc gia hay từng khu vực, sẽ sử dụng các loại đơn vị đo lường áp suất khác nhau.

Và cho đến bây giờ, khi xu thế hợp tác cùng phát triển trở thành xu thế chính thì việc hợp tác, liên kết về khoa học – kỹ thuật lại được chú trọng. Nên việc chuyển đổi đơn vị áp suất là một trong những nhu cầu rất cần thiết để có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ giữa các nước. Đồng thời việc chuyển đổi các đơn vị áp suất giúp cho thế hệ trẻ tiếp xúc được với các nền công nghiệp phát triển điều này góp phần không nhỏ vào nền giáo dục ở các nước đang phát triển. Điều này đang tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển.

donghoapsuatvoicacdonvikhacnhaumin

Các loại đơn vị đo lường áp suất hiện nay

Như ở trên đã chia sẻ thì các nước sẽ có các loại đơn vị đo lường áp suất khác nhau. Và dĩ nhiên đối với các loại thiết bị đo lường áp suất của từng nước sẽ có các chuẩn đo được quy định theo quốc gia đó. Hiện nay theo mình được biết thì các khu vực lớn đã tạo ra giá trị đo lường áp suất không nhiều.

Ba khu vực chi phối các đơn vị đo áp suất quốc tế

  • Bắc Mỹ

Khi chúng ta nhắc đến Bắc Mỹ thì quốc gia đầu tiên các bạn có thể nghĩ ngay đến đó là nước Mỹ. Vâng, vì đây là một quốc gia là một cường quốc quân sự cũng như là đàn anh trong việc tạo ra các chuẩn đơn vị đo áp suất. Và  hiện nay Mỹ được xem là cường quốc đại diện cho đơn vị đo áp suất là Ksi, Psi hiện nay.

  • Châu Âu

Nhắc đến Châu Âu, chúng ta có các quốc gia, các vùng liên kết cũng như các tổ chức đa quốc gia. Cụ thể chính là G7 với đại diện là các nước Anh, Pháp, Đức,… là các cường quốc có khá nhiều thành tựu về tự động hóa và đo lường. Chính vì thế mà việc tạo ra đơn vị đo áp suất của riêng họ là một điều hiển nhiên. Và trong khu vực này, đơn vị áp suất thường dùng nhất đó chính là bar, mbar,…

  • Châu Á

Với đại diện đó là Nhật Bản và Hàn Quốc. Là 2 cường quốc được xem là có nền công nghiệp phát triển khá cao từ trong quá khứ cho đến hiện tại. Đặc biệt là Nhật Bản cũng là một trong những các thành viên chính thức của G7. Chính vì thế mà quốc gia này cũng không quên tạo ra cho mình đơn vị đo lường áp suất đó là Pa, Mpa, Kpa…

Đơn Vị Bar

Nhắc đến đơn vị áp suất  Bar này một số câu hỏi lại xuất hiện trong đầu bạn như:

  • Đơn vị tính bar là gì?
  • Đổi đơn vị bar?
  • Đơn vị bar và kg/cm2
  • Đơn vị đo áp suất bar
  • Bar đơn vị đo áp suất gì?

Vâng  bar chính là đơn vị đo của áp lực, nhưng không được chấp nhận như một phần của SI (Hệ thống Đơn vị quốc tế) được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy. Bar bằng 100 000 Pa, thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình hiện tại trên trái đất ở mực nước biển.

Các đơn vị có nguồn gốc từ bar gồm có: Megabar(Mbar), Kilobar (Kbar), Decibar (dbar), Centibar (cbar), Milibar (mbar hoặc mb).

Bar có nguồn gốc từ Châu Âu bên cạnh đó còn có đơn vị Kg/cm2. Đơn vị bar và kg/cm2 là hai đơn vị gần bằng nhau nhưng nên chúng ta không cần chuyển đổi đơn vị bar sang kg/cm2 nếu như không cần độ chính xác quá cao.
Bởi 1 bar = 1.02Kg/cm2

Vì đơn vị Bar là một đơn vị đo áp suất nên có thể quy đổi sang các đơn vị khác như :

  • Đổi đơn vị bar sang psi
  • Đổi đơn vị bar sang Pa, Kpa, Mpa
  • Đổi đơn vị bar sang mmHg
  • Đổi đơn vị bar sang psi
  • Hay đổi đơn vị Bar sang kg
  • Đổi đơn vị bar sang psi…

Đơn vị đo Psi

Chắc chắn bạn đã đặt ra những câu hỏi như:

  • Đơn vị psi là gì?
  • Đơn vị áp suất psi là gì?
  • Hay đơn vị đo áp suất psi?
  • Đơn vị đo lường Psi
  • Đơn vị áp lực psi?
  • Psi là đơn vị đo của nước nào?

Vâng Psi là đơn vị đo áp suất được dùng chủ yếu ở Bắc Mỹ, đặc biệt là Mỹ.  Psi thường được sử dụng để đo áp suất của khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực). Psi cũng được sử dụng như một thước đo độ bền bằng lực kéo, được định nghĩa là khả năng chống chịu lực kéo và cường độ mô đun đàn hồi, được định nghĩa là khả năng chống biến dạng, điều khiển độ cứng của vật liệu. ở Mỹ đơn vị bar psi tồn tại và sử dụng song song nhau. Chính vì thế mà sẽ luôn có sự quy đổi đơn vị bar và psi.

Cũng tương tự như hệ inch của Mỹ và hệ Mét của Châu Âu – nay được dùng rộng rãi trên toàn thế giới. Các câu hỏi thường gặp liên quan đơn vị psi :

  • Đổi đơn vị Psi sang Mpa
  • Đơn vị psi = bao nhiêu kg
  • Cách đổi đơn vị psi sang Kg cm2
  • Đổi đơn vị psi sang bar, đơn vị psi = bar?

Đơn Vị Mpa

Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi như?

  • Đơn vị Mpa là gì?
  • Ký hiệu Mpa là gì?
  • Đổi đơn vị Mpa như thế nào?
  • Đổi đơn vị mpa sang Kg/cm2
  • Cách đổi đơn vị lực sang mpa?
  • Đổi đơn vị mpa sang kn?
  • Đơn vị Mpa và kg/cm2 có mối quan hệ gì?
  • Mpa bằng bao nhiêu kg/cm2
  • Đổi đơn vị từ mpa sang n/mm2?

Vâng nếu bạn đã từng sử dụng các loại đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp suất của nhật Bản hay Trung Quốc chắc chắn bạn đã nhìn thấy đơn vị này. Mpa là một đơn vị nằm trong hệ đo lường quốc tế nên MPa có mối quan hệ mật thiết với các đơn vị đo áp suất khác. Bản chất Mpa là một đơn vị của Pascal nhưng có giá trị lớn hơn rất nhiều để dùng trong các thiết bị đo áp suất  như:

1 Kpa = 0.125 psi
1 Kpa = 10 mbar
1 Kpa = 0.01 bar
1 Kpa = 0.00987 atm
1 Kpa = 1000 Pa
1 Kpa = 0.001 Mpa
1 Kpa = 102.07 mmH20
1 Kpa = 4.019 inH20
1 Kpa = 7.5 mmHg
1 Kpa = 0.0102 kg/cm2…

cacdonviapsuatmin

Cách quy đổi các đơn vị đo áp suất

Trên thị trường hiện nay đơn vị đo áp suất thông dụng nhất là Bar và Psi, tuy nhiên do phát sinh từ 3 trường phái trên mà hiện tại có tới 7 đơn vị đo áp suất, điều này làm cho việc sử dụng đơn vị đo trở nên rất khó khăn. Để giúp Quý khách hàng có thể dễ dàng tra cứu các đơn vị đo áp suất chúng tôi đã tiến hành quy đổi 7 đơn vị đo áp suất này với đơn vị đo chuẩn là Bar. Mời các bạn tham khảo cách quy đổi các đơn vị đo áp suất

cacdonvidoapsuatmin

Tính theo ” hệ mét ” quy đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn

1 bar =  0.1 Mpa ( megapascal )

1 bar =  1.02 kgf/cm2

1 bar =  100 kPa ( kilopascal )

1 bar =  1000 hPa ( hetopascal )

1 bar =  1000 mbar ( milibar )

1 bar =  10197.16 kgf/m2

1 bar =  100000 Pa ( pascal )

Tính áp suất đổi theo đơn vị đo áp suất bar chuẩn:

1bar = 0.99 atm (physical atmosphere)

1bar = 1.02 technical atmosphere

Tính theo hệ thống cân lường đổi theo đơn vị đo áp suất bar chuẩn:

1bar = 0.0145 Ksi (kilopound lực trên inch vuông)

1bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)

1bar = 2088.5 (pound per square foot)

Tính theo cột nước đổi theo đơn vị đo áp suất bar chuẩn:

1bar = 10.19 mét nước (mH2O)

1bar = 401.5 inch nước (inH2O)

1bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)

Tính theo mm thủy ngân theo đơn vị đo áp suất bar chuẩn:

1bar = 29.5 inHg (inch of mercury)

1bar = 75 cmHg (centimetres of mercury)

1bar = 750 mmHg (milimetres of mercury)

1bar = 750 Torr

Hướng dẫn quy đổi đơn vị đo áp suất chính xác nhất

Thứ nhất: Sử dụng bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế

Như vậy, theo như cách quy đổi ở trên chúng ta có thể biết được 1 bar quy đổi ra các đơn vị khác tương đương. Tuy nhiên nếu bạn muốn quy đổi ngược lại các các đơn vị áp lực như: PSI, Kpa, Mpa, atm, cmHg, mmH20, BAR hoặc một số các đơn vị khác thì thường rất khó khăn .

Do đó, bạn có thể dựa vào bảng quy đổi các đơn vị áp lực chuẩn dưới đây để có thể chuyển đổi bất kỳ loại đơn vị áp lực nào ra một đơn vị áp suất khác.

bangquydoicacdonviapsuatmin

Với bảng quy đổi trên sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được đáp án cho các câu hỏi như:

1 bar bằng bao nhiêu mbar?

1 Pa bằng bao nhiêu bar?

Hay là:

1 kg/cm2 bằng bao nhiêu mbar?

1 mmH2O bằng bao nhiêu bar?

Thứ 2: Quy đổi bằng google.com.vn

Sử dụng cách quy đổi này bạn sẽ nhận được kết quả nhanh, chính xác.

  • Bước 1: Truy cập vào google.com.vn
  • Bước 2: Gõ theo công thức sau:
  • (Số bar) Bar to PSI
  • Bước 3: Nhận kết quả

Ví dụ: 10 bar to psi

quydoibarsangpsi.min

Với cách đổi đơn vị áp suất đơn giản này, khi gặp phải đơn vị áp suất phức tạp bạn có thể có kết quả nhanh chóng mà không cần phải tính toán.

Bạn cũng có thể áp dụng các đơn vị đo áp suất khác chỉ với công thức này.

Hi vọng với những thông tin cơ bản sau về đơn vị đo áp suất sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về đơn vị này cũng như ý nghĩa của chúng. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi các đại lượng theo mong muốn của mình. Việc hiểu rõ về những đại lượng này có vai trò rất lớn cho chúng ta trong việc ứng dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày như trong việc dùng đồng hồ đo áp suất.

Nếu bài viết hữu ích mong mọi người Comment bên dưới để Van Nhập Khẩu biết rằng bài viết này hữu ích đối với mọi người . Nếu thấy hay mọi người hãy Share & Like cho mọi người khác cùng đọc và nghiên cứu tìm hiểu nhé!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới HOTLINE: 0969 103 458 để chúng tôi có thể giải đáp và phản hồi lại một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc 09:42 – 13/05/2024

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay