Đồng hồ đo áp suất điện tử đem đến cho chúng ta công nghệ đo áp suất chính xác hơn. Thông số đo hiển thị rõ ràng, dễ quan sát, có thể chuyển đổi các giá trị đơn vị đo. Vậy đồng hồ đo áp suất điện tử là gì? Thiết bị đo áp suất này có những ưu điểm gì nổi bật? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu đôi nét về dòng đồng hồ đo áp suất điện tử này nhé!
Đồng hồ đo áp suất điện tử là gì?
Đồng hồ đo áp suất điện tử tên tiếng anh là Digital Pressure Gauge. Chúng còn được gọi là áp kế điện tử, đồng hồ đo áp suất dạng điện tử, cảm biến đo áp suất có hiển thị, đồng hồ đo áp suất kỹ thuật số. Đây là một thiết bị cảm nhận áp suất từ chất lỏng hay khí. Chúng cung cấp các thông số áp suất trực tiếp trên màn hình kỹ thuật số, thay vì yêu cầu người vận hành đọc nó.
Áp kế điện tử sử dụng pin, nguồn điện hay năng lượng mặt trời để hoạt động. Thiết bị này đo áp suất chính xác hơn so với loại đồng hồ đo áp suất truyền thống. Điểm đặc biệt trên thiết bị này chính là hiển thị số một cách rõ ràng. Nên chúng giúp người vận hành có thể biết chính xác áp suất đang cần đo. Ngoài ra chúng còn có khả năng chống rung động cao.
Đồng hồ đo áp suất kỹ thuật số là thiết bị có tính ổn định, có độ chính xác cao. Đồng thời tuổi thọ của thiết bị này cũng cao hơn nhiều so với các loại đồng hồ điện tử dạng cơ.
Ngoài ra chúng còn có khả năng thay đổi các giá trị đo để tăng độ chính xác hay thay đổi các đơn vị đo theo yêu cầu của người vận hành. Đồng thời chúng còn có khả năng chịu thay đổi áp suất cao.
Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất điện tử
Đồng hồ đo áp suất điện tử được cấu tạo bởi hai bộ phận chính là bộ phận cảm biến áp suất và bộ phận hiển thị.
Bộ phận cảm biến
Là bộ phận có nhiệm vụ đo lường. Chúng sẽ biến giá trị áp suất thành tín hiệu điện. Thông qua các sensor, ở đây có thể là dạng điện dung hay kiểu điện trở…Bộ phận này hoạt động hoàn toàn tương tự so với các dòng sensor đầu dò.
Bộ phận hiển
Là bộ phận sẽ nhận tín hiệu từ bộ phận cảm biến. Sau đó chuyển tín hiệu điện đó thành giá trị áp suất và hiển thị lên màn hình LED.
Thông số kỹ thuật đồng hồ đo áp suất điện tử
- Vật liệu thân: Inox 316L, nhựa cứng, hợp kim nhôm.
- Kiểu chân: Chân đứng, chân sau
- Kiểu đo áp suất: Tương đối, tuyệt đối hay chênh áp
- Độ sai số: 0.05%, 0.075% , 0.125% , 0.25% , 0.5%, 0,02%, 0,05%, 0,1%, 0,2%…Trên toàn dãy đo
- Nhiệt độ hoạt động: -5℃ – 80℃
- Dải đo: -5 ~ 600bar
- Tiêu chuẩn bảo vệ: IP65, IP67
- Thời gian đo: 0,1s – 0,3s
- Kiểu kết nối: Nối ren ½ NPT, ¼ NPT, 3/8 NPT, ½ G….
- Tiếp điện thông báo: PNP/NPN
- Màn hình hiển thị: LCD LED hiển thị 4 chữ số
- Sử dụng Pin: 3,6V, 9V, 12V
- Đơn vị đo: Bar, mbar, psi, mmHg, MPa, mmH₂O…
- Môi trường hoạt động: Nước, nước nóng, hơi nóng, khí nén,dầu, xăng…
- Xuất xứ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, G7, Trung Quốc…
- Bảo hành 12 tháng
- Hàng sẵn giao
Tại sao nên chọn đồng hồ đo áp suất kỹ thuật số thay cho đồng hồ áp suất analog
Độ chính xác
Đồng hồ đo áp suất điện tử có độ chính xác cao hơn so với đồng hồ đo áp suất analog. Bởi áp kế điện tử sử dụng cảm biến điện tử để đo áp suất, trong khi đồng hồ đo áp suất analog sử dụng các bộ phận cơ. Mà các bộ phận cơ khí này có thể bị ảnh hưởng do hao mòn theo thời gian nên làm giảm độ chính xác của các phép đo áp suất.
Đèn nền
Nhờ có đèn nền nên người vận hành có thể đọc kết quả ở mọi điều kiện ánh sáng, ngay cả những nơi ánh sáng yếu.
Giá trị tối đa và tối thiểu
Đồng hồ đo áp suất điện tử có thể hiển thị thang đo tối đa và tối thiểu đồng thời với kết quả đo áp suất hiện tại của hệ thống hoặc có thể hiển thị riêng biệt. Tính năng này giúp cho người vận hành có thể phân tích tốt hơn về áp suất cài đặt trong hệ thống.
Hiển thị biểu đồ dạng thanh
Biểu đồ dạng thanh thể hiện xu hướng của áp suất đo được trong hệ thống. Thông qua biểu đồ này người vận hàng có thể nhận biết được áp suất trong hệ thống tăng, giảm hay hoạt động ổn định.
Chạy bằng pin
Áp kế điện tử chạy bằng pin, nên ngay cả trong trường hợp mất điện thiết bị này vẫn hoạt động bình thường.
Độ bền
Đồng hồ đo áp suất điện tử cũng bền hơn so với đồng hồ đo áp suất analog. Bởi thiết bị đo này có ít bộ phận chuyển động hơn, ngoài ra chúng cũng được làm từ những vật liệu chắc chắn hơn. Nên không những bền mà chúng còn phù hợp với những môi trường khắc nghiệt hơn.
3 thương hiệu đồng hồ đo áp suất điện tử tiêu biểu
Đồng hồ đo áp suất điện tử Wika
Wika là một trong những thương hiệu sản xuất đồng hồ áp suất điện tử hàng đầu hiện nay. Bởi các loại áp kế điện tử của thương hiệu này được biết đến với độ chính xác và độ bền cao. Không những thế sự đa dạng sản phẩm còn đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp cũng như nhiều ứng dụng khác nhau. Một số model tiêu biểu như:
Model CPG1500
Đây là một trong những dòng áp kế điện tử được ưa chuộng nhất của Wika. Bởi CPG1500 có độ chính xác cao lên đến 0,025%. Không những thế thiết bị này cũng có độ bền cao và có thể hoạt động tốt ở nhiều môi trường khác nhau.
Model DG-10
Đây cũng là dòng đồng hồ đo áp suất điện tử có độ chính xác cao lên đến 1%. Ngoài ra dòng sản phẩm này còn có giá cả phải chăng và dễ sử dụng.
Model CPG1000
Đây là đồng hồ điện tử có khả năng ghi dữ liệu tới 10.000 điểm ở nhiều khoảng thời gian khác nhau. Bộ dữ liệu này có thể tải xuống PC bằng phần mềm đánh giá bộ ghi dữ liệu WIKA. Qua đó cho phép người vận hành xem và phân tích dữ liệu được ghi lại. Ngoài ra bạn cũng có thể xuất dữ liệu sang nhiều định dạng khác nhau như CSV, Excel hay PDF.
Tuy nhiên giá thành của dòng sản phẩm này tương đối cao. Nên tuỳ vào nhu cầu của hệ thống và kinh phí của đơn vị mà bạn có thể dòng dòng sản phẩm phù hợp.
Đồng hồ đo áp suất điện tử Ashcroft
Ashcroft là thương hiệu về đo lường và kiểm soát áp suất có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ. Đây cũng là một trong những thương hiệu sản xuất và phân phối đồng hồ đo áp suất điện tử hàng đầu hiện nay. Các sản phẩm của thương hiệu này cũng được đánh giá cao về độ chính xác và độ bền. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao. Một số model tiêu biểu như:
Model DG25
Đây là dòng đồng hồ đo áp suất điện tử đa năng cung cấp hiệu suất ổn định và độ tin cậy đặc biệt. Nhờ cảm biến và ổ cắm được làm từ thép không gỉ và được hàn laser. Nên giúp cho dòng đồng hồ đo áp này có thể sử dụng với nhiều hệ thống áp suất trong các ứng dụng công nghiệp có sự đòi hỏi khắt khe.
Model 2030
Đây là dòng đồng hồ đo áp suất vệ sinh kỹ thuật số. Thiết bị này được thiết kế để sử dụng trong các ứng dụng vệ sinh như trong sản xuất chế biến thực phẩm, dược phẩm, đồ uống…Bởi chúng được chế tạo từ thép không gỉ và kết nối kiểu Tri-Clamp® giúp dễ dàng vệ sinh và khử trùng.
Model 2084
Đây là dòng đồng hồ đo áp suất điện tử có khả năng nghi dữ liệu. Với khả năng khả ghi dữ liệu lên tới 10.000 điểm dữ liệu. Nên chúng cũng giúp người vận hành ghi lại các thông số áp suất của hệ thống theo thời gian và theo dõi xu hướng của chúng.
Đồng hồ đo áp suất điện tử Dwyer
Dwyer là thương hiệu sản xuất đồng hồ đo áp suất nổi tiếng tại Mỹ. Đây cũng là một trong những thương hiệu đồng hồ đo áp suất điện tử hàng đầu hiện nay. Bởi sự đa dạng từ dải đo, chủng loại cùng với đó là chất lượng sản phẩm nên đã đem đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời. Một số model tiêu biểu như:
·Model DPG-200
Đây là dòng đồng hồ đo áp suất kỹ thuật số đa năng có độ chính xác lên tới 0,25%, với phạm vi đo áp suất rộng lên đến 1000 psi, độ bền cao và khả năng hoạt động ở nhiều môi trường. Nên dòng sản phẩm này cũng đang được sử dụng khá rộng rãi hiện nay.
Model DM-1000
Đây là dòng đồng hồ đo áp suất chênh lệch kỹ thuật số. Thiết bị này được thiết kế để đo áp suất chênh lệch giữa 2 điểm. Chúng có độ chính xác khoảng 0,1% trên toàn thang đo và có thể đo được nhiều loại áp suất chênh lệch.
Model DPG-100
Đây là dòng đồng hồ đo áp suất điện tử có khả năng ghi lại giữ liệu. Với bộ ghi dữ liệu tích hợp có thể lưu trữ tới 2000 điểm dữ liệu. Nên chúng cũng giúp người vận hành có thể ghi và theo dõi xu hướng áp suất trong hệ thống.
Ngoài ra model này còn có giá tương đối phải chăng. Nên nếu bạn đang tìm dòng đồng hồ áp suất điện tử có thể ghi số liệu thì đây chính là một lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo.
Ưu và nhược điểm của áp kế điện tử
Mỗi thiết bị ra đời đều có những ưu và nhược điểm riêng. Áp kế điện tử cũng vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể những ưu, nhược điểm này nhé.
Ưu điểm đồng hồ đo áp suất điện tử
- Thiết bị có độ chính xác cao hơn nhiều so với đồng hồ áp suất dạng cơ.
- Thiết bị hoạt động bền bỉ, ổn định, tuổi thọ cao, pin đồng hồ có tuổi thọ lên đến 5 năm, việc thay thế pin cũng rất dễ dàng.
- Sản phẩm có khả năng thay đổi giá trị đo để tăng độ chính xác, cũng như thay đổi đơn vị đo theo yêu cầu của người vận hành như Pa, kPa, MPa, psi, bar, mbar, kgf/cm2, inH2O, mmH2O, inHg, mmHg … thông qua một nút bấm.
- Sự đa dạng về dãy đo giúp chúng có thể hoạt động tốt ở nhiều môi trường khác nhau.
- Màn hình đèn LED hiển thị cung cấp rõ ràng các thông tin về chỉ số áp suất, mức pin hay đơn vị đo. Ngoài ra chúng còn có đèn hỗ trợ sáng để đọc giá trị trong tối.
- Đồng hồ hiển thị đến 4 chữ số. Chúng thể hiện được giá trị đo chính xác đến phần thập phân
- Thiết bị được cấu tạo vững chắc từ nhựa, kính và inox.
- Cấp bảo vệ đạt IP65, IP67
- Chúng có thể tự động tắt nguồn hiển thị giúp tiết kiệm năng lượng.
- Có thể chọn thêm tiêu chuẩn chống cháy nổi để dùng trong các môi trường xăng dầu
Nhược điểm đồng hồ đo áp suất điện tử
- Sản phẩm phụ thuộc pin hay nguồn điện để hoạt động. Nên nếu dùng điện khi mất điện thiết bị sẽ ngừng hoạt động.
- Phải cài đặt các thông số ban đầu
- Giá thành sản phẩm khá cao so với các dòng đồng hồ áp suất dạng cơ.
Ứng dụng đồng hồ đo áp suất điện tử
- Trong các hệ thống máy khí nén, các bình chứa khí nén, các hệ thống khí gas…
- Trong các bồn chứa, bình chứa, thùng chứa nguyên liệu…
- Trong các hệ thống đường ống chuyền dẫn nước sạch, nước thải..
- Trong các ngành công nghiệp xử lí hóa chất, các chất ăn mòn
- Trong các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, dược phẩm
- Trong các nhà máy sản xuất đồ uống, nước khoáng, nước giải khát, bia, rượu…
- Trong các nhà máy thủy điện, phát điện…
- Trong các máy móc dùng để đo áp suất trong các hệ thống…
Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất điện tử
Để lựa chọn một sản phẩm có thể đáp ứng đúng nhu cầu của hệ thống và không gây lãng phí hay thiếu hụt tính năng khi lựa chọn áp kế điện tử cần chú ý đến các điểm như:
Dải đo – thang đo áp
Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất điện tử. Khi mua thiết bị này chúng ta cần hệ thống cần đo là bao nhiêu để chọn thiết bị đo lường phù hợp. Đây chính là giá trị áp suất lớn nhất mà thiết bị này có thể đo. Ví dụ như đồng hồ có dải đo 0-100bar thì có nghĩa là thiết bị này có thể đo áp suất tôi đa đến 100bar.
Mỗi một thiết bị đo áp suất chỉ có một dãy đo duy nhất. Chúng quyết định đến độ chính xác của đồng hồ. Vì vậy mà ta phải chọn đúng chính xác dải đo áp suất cần đo thì đồng hồ mới đạt được độ chính xác như mong muốn.
Trong trường hợp không có đơn vị đo như yêu cầu, Quý khách hàng có thể chuyển sang các đơn vị có giá trị tương đương. Cụ thể như 10bar = 10kg = 1Mpa …
Tính chính xác của đồng hồ
Đây cũng là một yếu tố khá quan trong khi lựa chọn sản phẩm. Bởi chúng quyết định đến việc thiết bị có đáp ứng được yêu cầu của hệ thống cần đo hay không.
Các đồng hồ áp suất dạng cơ thông thường có độ sai số trung bình là 1.6%, 1%. Còn đối với đồng hồ áp suất dạng điện tử thì sai số dao động từ 0,2%, 0,1%, 0,05% hay 0,02% tuỳ theo từng nhà sản xuất.
Sai số càng thấp thì giá thành sản phẩm càng cao.
Môi trường hoạt động
Đồng hồ áp suất điện tử chủ yếu được sử dụng để đo áp suất nước, khí. Còn trong các môi trường khác như thực phẩm, được phẩm, nước giả khát hay hóa chất thì cần sử dụng loại đồng hồ đo áp suất điện tử có màng ngăn.
Nhiệt độ hoạt động
Đồng hồ áp suất được dùng để đo áp suất của môi chất đang sử dụng. Vì vậy các loại áp kế này sẽ có từng khoảng nhiệt độ riêng biệt. Nên cần lưu ý kỹ để lựa chọn thiết bị chịu nhiệt tốt hơn. Thông thường của thiết bị này sẽ dao động trong khoảng từ -20÷85°C. Nên nếu lắp đặt thiết bị trong môi trường có nhiệt độ cao hơn khoảng này thì cần sử dụng thêm các ống bảo vệ như cooling hoặc siphong giảm nhiệt.
Chân ren kết nối của đồng hồ đo áp suất điện tử
Để kết nối thiết bị vào hệ thống cần chọn đúng loại chân ren kết nối. Người vận hành cần xác định được vị trí lắp đặt đang là ren gì để lựa chọn cho đúng. Bởi vì nếu vị trí lắp đặt là ren thẳng mà ta chọn ren côn thì sẽ không lắp đặt vào hệ thống.
Trong trường hợp cần thay thế đồng hồ áp suất điện tử cũng cần chú ý đến yêu tố này.
Các kiểu kết nối ren phổ biến hiện nay là ½ NPT, ¼ NPT, 3/8 NPT, ½ G….
Trên đây là những chia sẻ của VAN NHẬP KHẨU về đồng hồ đo áp suất điện tử. Ngoài dòng sản phẩm này chúng tôi còn cung cấp các loại đồng hồ đo áp suất dạng cơ khác. Quý khách quan tâm đến sản phẩm muốn tư vấn thêm về kỹ thuật hay báo giá đồng hồ đo áp suất điện tử hãy liên hệ ngay Hotline: 0969 103 458 của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
BÀI VIẾT KHÁC BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Cập nhật lúc 14:17 – 19/09/2023
Như Khang Đã mua tại vannhapkhau.net
Tư vấn thêm dùm