Bộ bôi trơn khí nén là gì?

Bộ bôi trơn khí nén là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống khí nén. Chúng giúp làm giảm khả năng mài mòn, giúp chống ăn mòn. Qua đó giúp tăng tuổi thọ của thiết bị và cải thiện hiệu suất của hệ thống. Để hiểu rõ về bộ bôi trơn khí nén, mời các bạn cùng Van Nhập Khẩu Âu Việt theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

Bộ bôi trơn khí nén là gì?
Bộ bôi trơn khí nén là gì?

Giới thiệu bộ bôi trơn khí nén

Bộ bôi trơn khí nén hay còn gọi là bộ tiếp dầu bôi trơn khí nén, bộ lọc dầu khí nén tên tiếng anh là Air lubricator. Đây là thiết bị được sử dụng để cung cấp dầu trơn cho các thiết bị khí nén vận hành. Nó giúp đảm bảo các bộ phận, thiết bị sử dụng khí nén như van, xi lanh hay các dụng cụ khí nén vận hành trơn tru, ổn định.

Bộ lọc dầu khí nén còn đảm bảo hệ thống khí nén đều được bôi trơn theo dạng phun sương mù vào từng buồng khí nén nhằm giúp giảm ma sát, ngăn ngừa mài mòn và ăn mòn. Qua đó giúp kéo dài tuổi thọ và duy trì hiệu suất tối ưu.

Bộ bôi trơn khí nén có nhiều loại như bộ bôi trơn toàn lỗ, bộ bôi trơn chọn lọc. Chúng thường được lắp đặt cùng bộ lọc khí nén và van điều áp khí nén để kết hợp thành 1 bộ lọc khí nén hoàn chỉnh thường được gọi là bộ lọc đôi khí nén hay bộ lọc ba khí nén. Cho dù lắp cùng nhau hay riêng lẻ thì bộ bôi trơn khí nén này vẫn là phần tử lắp ở cuối cùng của hệ thống sau các thiết bị chấp hành như xi lanh khí nén, động cơ khí nén, van khí nén…

bo boi tron khi nen vnk
Bộ lọc dầu khí nén

Cấu tạo bộ bôi trơn khí nén

Bộ tiếp dầu bôi trơn khí nén được cấu tạo từ nhiều bộ phận, tiêu biểu như: Thân lọc, ống dẫn dầu, lỗ quan sát, vít điều chỉnh, van 1 chiều,…

  • Thân bộ lọc: Bộ phận được thiết kế dạng cốc, bên trong có chứa dầu thường. Chúng thường được chế tạo từ chất liệu polycarbonate. Đây là loại nhựa dẻo có khả năng chịu áp lực lớn, nhiệt độ cao.
  • Ống dẫn dầu: Bộ phận có chức năng chính là là đưa dầu từ cốc lên dầu phun. Qua đó giúp đầu phun sương hoạt động để cung cấp dầu bôi trơn cho hệ thống khí nén hay các thiết bị sử dụng khí nén ở phía sau.
  • Vít điều chỉnh: Bộ phận giúp người vận hành điều chỉnh tốc độ dòng dầu vào luồng không khí. Qua đó giúp kiểm soát được lượng dầu trong quá trình vận hành.
  • cho phép người vận hành
  • Van 1 chiều: Là thiết bị nằm trong thân của bộ bộ bôi trơn. Chúng có nhiệm vụ chỉ cho phép khí nén đi vào và ngăn dòng khí nén vận chuyển ngược lại dẫn đến gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
  • Cửa vào cửa ra: Đây là nơi khí nén vào và thoát ra khỏi bộ bôi trơn.
cau tao bo boi tron khi nen vnk
Cấu tạo bộ bôi trơn khí nén

Cơ chế vận hành của bộ bôi trơn khí nén

Thiết bị này hoạt động dựa theo nguyên lý Venturi về sự chênh lệch áp suất. Khi khí nén đi qua điểm hội tụ, lúc này áp suất đầu ra sẽ thấp hơn áp suất đầu vào. Chính điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất từ đó giúp cho các vật chất được hút lên theo ống dẫn.

Theo cấu tạo ta thấy khí nén từ hệ thống khí nén chính đi vào bộ bôi trơn thông qua cửa vào. Cửa của bộ bôi trơn bị chặn lại bởi lỗ của van 1 chiều theo một ống dẫn được gọi là ống Venturi. Ống này được đặt chìm trong bát dầu, lúc này dầu dưới áp suất được hút lên theo khí nén và phun ra dưới dạng sương ở đầu ra khí nén.

Cơ chế vận hành của bộ bôi trơn khí nén
Cơ chế vận hành của bộ bôi trơn khí nén

Van một chiều đặt trong thân bộ bôi trơn có nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ dòng chảy của dầu và đảm bảo nó phun đều vào khí nén. Tốc độ dầu phun dao động khoảng 0 ~ 120 giọt / phút. Tùy vào nhu cầu của hệ thống mà người vận hành có thể sử dụng núm vặn để điều chỉnh hợp lý.

Tại sao phải sử dụng bộ bôi trơn khí nén

Bộ bôi trơn khí nén được sử dụng trong các hệ thống khí nén vì một số lý do như:

Giảm ma sát và mài mòn: Bộ bôi trơn làm giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động trong thiết bị khí nén, từ đó giảm thiểu mài mòn và kéo dài tuổi thọ của các bộ phận. Điều này giúp cải thiện độ tin cậy và hiệu quả làm việc của hệ thống khí nén.

Ngăn ngừa ăn mòn: Dầu bôi trơn cung cấp một lớp bảo vệ, qua đó giúp chống ăn mòn và hình thành rỉ sét trên bề mặt kim loại tiếp xúc với độ ẩm hay môi trường khắc nghiệt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các môi trường công nghiệp nơi thiết bị khí nén có thể phải chịu các chất ăn mòn hay điều kiện ngoài trời.

Kéo dài tuổi thọ linh kiện: Bằng cách giảm ma sát, bôi trơn sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị và van khí nén của bạn. Qua đó giúp bạn tiết kiệm tiền thay thế và giữ cho hệ thống của bạn chạy lâu hơn.

Ứng dụng của bộ bôi trơn khí nén

Có nhiều ứng dụng khác nhau trong đó bộ bôi trơn có thể được sử dụng trong hệ thống khí nén. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu:

  • Ngành dệt may: Máy kéo và máy may bằng khí nén có thể được bôi trơn để giảm ma sát và mài mòn cho các bộ phận chuyển động.
  • Vận chuyển vật liệu: Băng tải khí nén và các thiết bị vận chuyển vật liệu khác có thể được bôi trơn bằng chất bôi trơn để giảm mài mòn và nâng cao hiệu quả.
  • Công nghiệp in ấn: Máy ép khí nén và máy nhuộm có thể được bôi trơn để đảm bảo hiệu quả lâu dài.
  • Gia công: Các thiết bị xử lý bằng khí nén như máy ủi và máy ép có thể được bôi trơn bằng chất bôi trơn để giảm mài mòn.
  • Trong công nghiệp đóng gói: Thiết bị đóng gói bằng khí nén, chẳng hạn như máy đóng gói có thể được bôi trơn để giảm mài mòn và nâng cao hiệu quả. Chất bôi trơn có thể giúp giữ cho các thiết bị này hoạt động trơn tru, giảm nguy cơ ô nhiễm
ung dung bo boi tron khi nen vnk
Ứng dụng bộ bôi trơn khí nén

Những lưu ý khi lựa chọn bộ lọc dầu khí nén

Để bộ bôi trơn khí nén hoạt động ổn định, bền bỉ, tuổi thọ cao khi lựa chọn sản phẩm này cần lưu ý một số điểm như:

  • Thứ nhất: Lưu ý tốc độ của khí nén, bởi đây là điều quan trọng cần chú ý trước khi đưa ra lựa chọn bộ bôi trơn.
  • Thứ 2: Lưu ý áp suất vận hành của hệ thống. Bộ bôi trơn hiện nay thường được chế tạo từ chất liệu polycarbonate (áp suất hoạt động tối đa 10bar) hay kim loại (áp suất tối đa là 20 bar). Nên cần lưu ý đến áp suất vận hành của hệ thống để đảm bảo độ an toàn và tránh những rủi ro, hỏng hóc có thể xảy ra.
  • Thứ 3: Lưu ý đến chất bôi trơn của hệ thống khí nén. Bởi hệ thống khí nén rất phức tạp nên việc lựa chọn chất bôi trơn là rất quan trọng. Hiện nay có 2 dạng phun sương là bộ bôi trơn vi phun sương ( bơm các hạt dầu nhỏ) và bộ bôi trơn phun sương mù ( bơm các hạt dầu lớn).
  • Thứ 4: Lưu ý đến công suất hoạt động của hệ thống để lựa chọn dung tích của bộ bôi trơn. Qua đó đảm bảo công suất hoạt động của khí nén khi bơm dầu để tránh tình trạng dầu phải bơm liên tục cho bộ bôi trơn.

Trên đây là những chia sẻ của Van Nhập Khẩu Âu Việt về bộ tiếp dầu bôi trơn khí nén. Đây là một phụ kiện trong hệ thống khí nén, để xem các phụ kiện khác của hệ thống khí nén mời các bạn cùng theo dõi ở bài viết tiếp theo nhé. Nếu còn bất kì băn khoăn gì về bộ bôi trơn khí nén, bạn hãy gọi ngay đến HOTLINE: 0969 103 458 của chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Cập nhật lúc 09:57 – 13/06/2024

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay