Van cổng
Van cổng là một sản phẩm không thể thiếu trong các hệ thống đường ống công nghiệp. Chúng có nhiệm vụ đóng hay mở dòng chảy lưu chất trong đường ống. Khi mở hoàn toàn, dòng van này sẽ tạo ra một lối đi thẳng với lực cản dòng chảy thấp, dẫn đến giảm áp suất ở mức tối thiểu. Đây là một lợi thế nổi bật so với một số dòng van khác. Để hiểu rõ về van cổng, mời các bạn cùng theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về van cổng
Van cổng tiếng anh có tên là GATE VALVES và một số tên gọi thông dụng khác như là van cửa, van chặn, hoặc van 2 chiều. Là dòng van cơ thông dụng được sử dụng nhiều trong các hệ thống đường ống công nghiệp nước, có nhiệm vụ cơ bản là đóng mở lưu chất chảy qua trên môt vị trí nhất định, hoạt động bằng cách nâng hoặc hạ cánh van lên xuống như cửa sập nên cái tên của nó bắt nguồn từ đây.
Van cửa được dùng để đóng mở lưu chất chảy qua đường ống. Được ứng dụng rộng rãi từ dân dụng đến công nghiệp. Van cửa có cấu tạo rất đơn giản nhưng hoạt động rất hiệu quả trong việc đóng mở dòng chảy. Hiện nay có rất nhiều dạng van cổng khác nhau được ra đời, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và ứng dụng vào từng hệ thống khác nhau.
Cấu tạo của van cửa
Van cửa được cấu tạo từ các bộ phận chính sau
Thân van
Là bộ phận trung tâm chứa đựng các bộ phận như cửa van, trục , đệm làm kín để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Thân van được cấu tạo từ đồng, gang, thép, inox…hai mặt bích ở hai bên thân van giúp van kết nối với đườn ống hoặc các thiết bị khác. Ngoài ra còn các kiểu kết nối khác như ren, hàn hoặc then chốt.
Nắp van
Được gắn vào thân van dùng để cố định và bảo vệ các bộ phận bên trong van. Nắp van nằm ở phía trên , là bộ phận có thể mở ra để bảo trì hoặc thay thế đĩa van. Có nhiều rạng nối giữa thân van và nắp ta có thể bắt gặp dạng rối ren, nối bích, ren hàn.
Cửa van (Lá van)
Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất của van, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp, có nhiệm vụ chặn hoặc mở cho dòng lưu chất đi qua van. Lá van được làm từ các vật liệu cứng có khả năng chống ăn mòn, chống chịu nhiệt độ và áp lực.
Trục van
Là một bộ phận hình trụ, thường được chế tạo từ các kim loại có độ cứng cao, có thể chịu được áp lực và chịu ma sát tốt. Phía trên trục van có ren để kết nối với tay quay vô lăng , đầu dưới được kết nối với đĩa van bằng ren hoặc thanh chốt.
Đệm làm kín
Được làm từ cao su EPDF hoặc PTFE, có nhiệm vụ ngăn chặn lưu chất rò rỉ ra bên ngoài.
Tay quay vô lăng
Được gắn trực tiếp vào trụ của van có chất liệu là kim loại cứng, dùng để thao tác vặn bằng tay. Khi quay vô lăng theo chiều kim đồng hồ van sẽ đóng và ngược lại van sẽ mở.
Ngoài ra còn có các chi tiết nhỏ khác như Bulong, ốc vít… Dùng để kết nối các bộ phận khác của van.
Nguyên lý hoạt động của van cổng
Là sự kết hợp của nhiều bộ phận lớn nhỏ, van có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, y như một chiếc cổng.
Khi vô lăng được quay theo chiều kim đồng hồ, trục van di chuyển xuống dưới, đẩy đĩa van đi xuống khi đó van sẽ đóng hoàn toàn. Nghĩa là dòng chảy qua van đã bị chặn đứng nên van còn có tên gọi là van chặn
Khi quay vô lăng theo ngược chiều kim đồng hồ trục van sẽ di chuyển lên kéo theo đĩa van đi lên . Khi đó van sẽ được mở hoàn toàn, dòng lưu chất sẽ chảy qua và hoàn toàn không gặp vật cản trên đường đi.
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của van cửa mời các bạn xem video dưới đây.
Các loại van cổng đang được ưa chuộng hiện nay
Dựa vào cấu tạo trục van (ty van)
Ty nổi
Là dòng van có phần trục van hay ty van được thiết kế cao hơn. Phần ty van này sẽ nâng lên, hạ xuống khi chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái mở. Khi van mở ở trạng thái 100% lúc này phần ty van sẽ nổi lên cao, còn khi van ở trạng thái đóng ty van sẽ hạ xuống vị trí thấp nhất.
Với dòng van này người vận hành quan sát bên ngoài có thể nhận biết được tình trạng đóng mở của van. Ngoài ra phần lá van và trục van không tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất không bị hoen gỉ và dễ dàng vệ sinh hay bảo dưỡng định kỳ so với dòng ty chìm. Tuy nhiên dòng van này cần 1 khoảng không gian đủ rộng để thực hiện thao tác đóng mở van và cần phải sử dụng van liên tục, tránh việc lâu ngày không sử dụng có thể khó đóng mở do gỉ sét.
Van cửa ty nổi thường được chế tạo từ chất liệu gang, inox hay thép và được kết nối hệ thống đường ống dạng lắp bích với các kích cỡ thông dụng từ DN50 trở lên. Dòng van này thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống cấp thoát nước ở các khu dân cư, hệ thống sản xuất, khu công nghiệp, hệ thống PCCC…
Ty chìm
Là dòng van hoạt động đóng mở tương tự như dạng ty nổi. Tuy nhiên khi van chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái mở thì phần ty van không thay đổi nên chúng ta không thể nhìn thấy thông qua trục van.
Van cửa ty chìm không thay đổi kích thước nên dòng van này có thể lắp đặt ở những vị trí có không gian chật hẹp mà dòng ty nổi không đáp ứng được. Không những thế giá thành của dòng van này cũng rẻ hơn dòng ty nổi.
Dựa vào vật liệu chế tạo
Inox
Là dòng van có phần thân được chế tạo từ inox 304, 316. Đây là loại van được sử dụng nhiều trong công nghiệp hiện nay. Bởi dòng van này có khả năng chịu nhiệt độ cao, áp lực lớn cũng như khả năng chống ăn mòn và oxi hóa tốt. Chúng có khả năng làm việc tốt trong các môi chất axits, xăng, dầu, hóa chất…
Van cửa inox đa dạng kích cỡ từ DN15~DN200 với kiểu nối ren hay lắp bích nên đáp ứng nhu cầu của các hệ thống từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên giá thành của dòng van này cũng khá cao so với các loại vật liệu khác.
Đồng
Là dòng van có phần thân được làm bằng chất liệu đồng thau. Đối với các hệ thống nhỏ lẻ với áp suất và nhiệt độ không quá cao thì dòng van này là lựa chọn tối ưu nhất. Bởi giá thành phải chăng và kết nối ren tiện lợi.
Van được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống nước sinh hoạt, tưới tiêu hay hệ thống hơi, khí đơn giản…
Gang
Là dòng van có phần thân và đĩa được đúc bằng gang, phần đĩa van có thể được bọc cao su để tăng độ kín.
Đây là dòng van cổng thông dụng nhất hiện nay. Bởi dòng van này có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt độ và áp lực tốt. Không những thế giá thành van còn tương đối rẻ. Tuy nhiên dòng van này thường chỉ có kích cỡ lớn từ DN50 trở lên.
Van được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy xử lý nước, nhà máy nhiệt điện, hệ thống PCCC, hệ thống cấp nước tòa nhà…
Thép
Là dòng van có phần thân được chế tạo từ chất liệu thép thông thường WCB. Dòng van này có giá thành cao hơn so với các loại vật liệu khác, tuy nhiên chúng có khả năng hoạt động trong các môi trường có nhiệt độ cao lên đến 450 độ C và áp lực lớn lên đến 40 bar.
Van thường được sử dụng trong các hệ thống dầu nóng, nước nóng, hóa chất nóng, hệ thống gas…
Nhựa
Là dòng van được chế tạo từ chất liệu nhựa PVC, cPVC, uPVC, PPH, PPR…Dòng van này thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống nước sạch, nước sinh hoạt…đặc biệt là các môi trường hóa chất có tính ăn mòn cao như axit, muối, bazơ…
Tuy nhiên dòng van này không phù hợp với các hệ thống có áp lực và nhiệt độ cao, nhiệt độ sử dụng tối đa của dòng van này chỉ tới 80 độ C.
Dựa vào kiểu kết nối
Nối ren
Là dòng van được thiết kế kết nối đường ống kiểu nối ren. Kiểu kết nối này thường sử dụng cho các dòng van có kích cỡ nhỏ từ DN100 trở xuống với các chất liệu thông dụng như đồng, inox.
Kết nối ren giúp quá trình lắp đặt, bảo dưỡng hay sửa chữa nhanh chóng, dễ dàng. Dòng van này thường được sử dụng trong các hệ thống nước sạch, nước thải vừa và nhỏ.
Mặt bích
Là dòng van được thiết kế kết nối đường ống dạng mặt bích. Mặt bích được sản xuất theo đa dạng tiêu chuẩn như ANSI, BS, DIN, JIS…Kết nối mặt bích giúp van có độ kín cũng như khả năng chịu được nhiệt độ cao, áp lực lớn.
Kiểu kết nối này thường được chế tạo từ các loại vật liệu gang, inox, thép với các kích cỡ thông dụng từ DN40 trở lên. Dòng van này thường được sử dụng trong các hệ thống sản xuất, truyền dẫn lưu chất ở nhà các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…
Dựa vào phương pháp vận hành
Điều khiển bằng tay
Là dòng van vận hành nhờ vào thao tác quay vô lăng. Đây là kiểu vận hành khá quen thuộc, chúng phụ thuộc 100% vào sức người, thông qua lực cơ học tay quay vô lăng theo chiều kim đồng hồ để đóng van và người lại để mở van.
Tuy nhiên phương pháp vận hành này chỉ phù hợp với các hệ thống nhỏ với các dòng van có kích thước vừa phải.
Điều khiển bằng điện
Là dòng van mà thay vì vận hành thủ công bằng tay quay thì chúng được thay thế bằng bộ truyền động điện để đóng mở van tự động. Để van hoạt động chỉ cần cấp nguồn điện với điện áp phù hợp như 220V, 24V hay 380V.
Dòng van này thường được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa với mục đích vận hành từ xa. Qua đó giúp tiết kiệm nhân công và thời gian vận hành.
Điều khiển bằng khí nén
Cũng như ở trên nhưng thay vì vận hành bằng mô tơ điện thì dòng van này lại sử dụng thiết bị truyền động khí nén để vận hành đóng mở van.
Chúng sử dụng áp lực khí nén để thực hiện thao tác đóng mở van thay cho lực cơ học của con người. Tuy nhiên phương pháp vận hành này chi phí khá cơ vì phải lắp đặt thêm hệ thống cấp khí nén, nên chúng ít được sử dụng.
Điều khiển bằng tín hiệu điện
Là dòng van có kèm theo công tắc giám sát. Công tắc này có tác dụng gửi tín hiệu báo trạng thái đóng hay mở của van về tủ điều khiển. Dòng van này thường được lắp đặt ở những vị trí khuất lấp, trên cao hay những chỗ xa mà người dùng không cần đến trực tiếp chỗ lắp đặt mà vẫn biết được trạng thái đóng mở của van.
Van cổng tín hiệu điện thường được lắp đặt trong các hệ thống PCCC, hệ thống phun nước tự động, hệ thống cấp nước sạch…
Theo nguồn gốc xuất xứ
Hàn Quốc (WONIL/SAMWOO/ SJV/ YDK)
Là những thương hiệu van có nguồn gốc xuất xứ từ Korea. Các dòng van có nguồn gốc từ đây đều được gia công với độ chính xác cao, thân van cũng được thiết kế dày hơn hẳn so với các dòng van khác. Nên chúng chúng được đánh giá cao về độ bền cũng như những giá trị mà nó mang lại cho hệ thống lắp đặt.
Tuy nhiên giá thành của dòng van này cũng nằm ở mức cao so với các sản phẩm có nguồn gốc từ Đài Loan, Malaysia…
Malaysia ( ARV/ AUT/ Arita)
Đây là những dòng van nổi tiếng đến từ Malaysia. Sau nhiều năm có mặt tại thị trường Việt Nam thì van Malaysia đã tìm được chỗ đứng nhất định, bởi không những khẳng định được thương hiệu cả về chất lượng mà giá cả cũng rất phù hợp với khách hàng sử dụng. Van Malaysia hiện nay đang có các loại van ty nổi, ty chìm, ty chìm nắp chụp thân gang bề mặt được phủ sơn epoxy.
Nhật Bản (KITZ /TOYO)
Những sản phẩm van đến từ Nhật Bản là những sản phẩm có chất lượng tốt . Tuy nhiên dòng van này có giá thành tương đối cao.
Thổ Nhĩ Kỳ ( KBV/ KVS)
Van cửa Thổ Nhĩ Kỳ được sản xuất từ 2 thương hiệu nổi tiếng KBV, KVS được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu tuy nhiên giá lại cạnh tranh hơn so với các hãng van ARV, AUT Malaysia hay ShinYi Đài Loan hoặc Hàn Quốc . Đặc biệt KBV là dòng van đang được đánh giá là dòng van chất lượng và giá cả giẻ nhất thị trường, có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nên dòng van này đang được nhiều nhà thầu đưa vào hồ sơ thầu để đảm bảo khả năng cạnh tranh so với đối thủ.
Trung Quốc
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại van cửa Trung Quốc, van được cấu tạo từ nhiều chất liệu như inox, gang, thép. Lớp sơn thường có 2 màu chủ đạo là xanh và đen. Độ dày và áp lực của van khá tốt và giá thành van khá rẻ. Tuy nhiên van không có thương hiệu rõ ràng.
Ưu và nhược điểm của van chặn
Ưu điểm
- Van được thiết kế đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích thước, dễ dàng tháp lắp và bảo trì.
- Khi van mở hoàn toàn áp suất hệ thống không bị ảnh hưởng.
- Thân van được đúc hoàn toàn chịu nên được áp lực lớn, chống kẹt, chịu được va đập mạnh.
- Phía trong và phía ngoài lớp vỏ van được phủ lớp Epoxy tránh sự ăn mòn, rò rỉ trong quá trình sử dụng.
- Van có thể dử dụng được ở nhiều dạng môi trường khác nhau như nước, dầu, khí. Chất rắn rạng hạt…
Nhược điểm
- Chỉ sử dụng ON/OFF ko nên được sử dụng để điều tiết dòng chảy.
- Kích thước bề ngoài van khá lớn, cần phải có không gian phù hợp để lắp đặt, nhất là đối với van cửa ty nổi.
- Trọng lượng lớn, bảo trì khá vất vả.
- Do đĩa và đế van có ma sát nên bề mặt đệm làm kín dễ bị hư hại trong quá trình đóng mở.
Ứng dụng của van cổng
Van cổng được sử dụng rộng rãi cho các nhiệm vụ cách ly bật/ tắt trong các ngành công nghiệp khác nhau bởi thiết kế đơn giản cũng như hoạt động đáng tin cậy. Chúng lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu ngắt hoàn toàn dòng chất lỏng và giảm áp suất tối thiểu khi mở hoàn toàn. Một số ứng dụng tiêu biểu của dòng van này như:
Trong các nhà máy xử lý nước và nước thải
Van được sử dụng để cách ly các phần khác nhau trong đường ống để bảo trì hay sửa chữa.
Trong các hệ thống HVAC
Dòng van này được sử dụng trong hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC) để cách ly máy bơm, máy làm lạnh và các thiết bị khác. Nhằm kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong các tòa nhà.
Trong các hệ thống PCCC
Van được lắp đặt trong hệ thống phòng cháy chữa cháy như hệ thống phun nước hay vòi chữa cháy, để kiểm soát dòng nước trong quá trình chữa cháy.
Trong nhà máy xử lý hóa chất
Trong các nhà máy xử lý hóa chất, van được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của hóa chất ăn mòn và các chất lỏng nguy hiểm khác. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để cách lý các bể chứa, đường ống hay các thiết bị khác nhằm mục đích bảo trì và an toàn. Nhờ khả năng bịt kín khiến chúng phù hợp để xử lý nhiều loại hóa chất.
Trong nhà máy điện
Dòng van này đóng vai trò quan trọng trong các cơ sở sản xuất điện, bao gồm nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện hạt nhân. Chúng được sử dụng để kiểm soát dòng nước, hơi nước và các chất lỏng khác trong đường ống của nhà máy.
Trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống
Van cổng được sử dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm để kiểm soát dòng chất lỏng và chất rắn như nước trái cây, xi-rô hay các sản phẩm từ sữa.
Trong ngành công nghiệp dầu khí
Dòng van này thường được sử dụng trong ngành dầu khí để kiểm soát dòng chảy của dầu thô, khí tự nhiên hay các chất lỏng khác. Chúng thường dùng để cách ly đường ống để bảo trì, điều tiết dòng chảy trong quá trình khoan giếng và kiểm soát dòng chảy trong nhà máy lọc dầu.
Trong ngành công nghiệp khai thác mỏ
Dòng van này được sử dụng trong các hoạt động khai thác mỏ để kiểm soát dòng nước, bùn hay các chất lỏng khác liên quan đến việc khai thác và chế biến khoáng sản.
Trong lĩnh vực hàng hải
Van được sử dụng trên tàu và giàn khoan ngoài khơi để kiểm soát dòng nước biển, nước dằn và các chất lỏng khác…
Van chặn lý tưởng cho các hệ thống cần đóng/ ngắt và không lý tưởng cho việc điều tiết hay điều chỉnh dòng chảy vì chúng có thể gây xói mòn và tạo bọt khi mở một phần. Đối với các ứng dụng cần điều tiết dòng chảy nên sử dụng van cầu hay van bướm.
Cách lắp đặt van cổng
Có rất nhiều cách lắp đặt van và cũng có nhiều loại phụ kiện được lắp đặt kèm van. Van thường được lắp sau các máy bơm, ở đầu hệ thống, hoặc cuối đường ống của hệ thống. Van thường được lắp đặt cùng với y lọc, van 1 chiều, khớp nối mềm chống rung…
Dòng van này có 2 loại chính đó là van cửa ren và van cổng mặt bích. Với loại van lắp ren này thước nhỏ nên chỉ cần lắp đặt vào 2 đầu đường ống. Đối với van có kích thước và trọng lượng lớn cần phải bắt chặt đai ốc vào mặt bích.
Mua van cổng chính hãng giá tốt ở đâu?
Van nhập khẩu hiện đang cung cấp van cổng giá rẻ đến từ các thương hiệu ARV, AUT, KBV, …Tại đây bạn sẽ tìm được cho mình những sản phẩm chính hãng. Các sản phẩm chúng tôi bán ra đều đảm bảo chất lượng 100% với đầy đủ các giấy tờ liên quan như CO, CQ, Catalogue… Với chính sách bảo hành dài hạn và nhiều chế độ hậu mãi hấp dẫn. Hàng hóa tại Âu Việt luôn sẳn kho, sẳn sàng vận chuyển miễn phí tới tận chân công trình. Không những hàng hóa chất lượng Khi đến đây bạn còn nhận được những sản phẩm với mức giá van cổng cạnh tranh nhất, tốt nhất hiện nay.
Trên đây là những chia sẻ của của chúng tôi về những đặc điểm cơ bản của van cửa Quý khách cần từ vấn thêm về kỹ thuật hay báo giá van cổng hãy liên hệ trực tiếp Hotline 0969 103 458 để được hỗ trợ nhanh nhất. Ngoài ra chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những thông tin chi tiết, cụ thể, từng phần trong phần Tài liệu. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu những thông tin chi tiết mời các bạn tham khảo thêm tại đây nhé!