Hiển thị 1–12 của 21 kết quả

Van bướm

Hiển thị 1–12 của 21 kết quả

Van bướm là một trong số những dòng van công nghiệp đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Bởi đây là dòng van được thiết kế gọn nhẹ mà giá cả cũng cạnh tranh so với các dòng van công nghiệp khác. Vậy van bướm là gỉ? có những loại nào? Van được ứng dụng ở đâu? Mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

Van bướm là gì?

Van bướm tên tiếng anh Butterfly valve, là loại van công nghiệp sử dụng nguyên lý dạng xoay của cánh bướm để điều tiết đóng mở dòng chảy môi chất.Thông thường valve bướm được điều khiển bởi tay gạt, tay quay hoặc các bộ tác động điện hoặc khí nén. Cùng với van cổng, van dao, van bi thì van bướm là một trong những loại van đóng nhanh/ mở nhanh.

Biên độ làm việc Van Bướm: của cánh bướm hợp với trục 1 góc từ 0° đến 90°. Khi cánh bướm hợp với trục 1 góc 90° lúc đó van sẽ mở hoàn toàn, Van của hệ thống được đóng hoàn toàn khi góc đóng là 0°. Người dùng có thể điều tiết dòng chảy theo ý muốn khi cánh bướm hợp với trục trong khoảng từ 0 độ đến 90 độ một cách dễ dàng.

Van bướm

Cấu tạo

Cấu tạo của van được chia là hai phần chính: là phần thân van và phận bộ phận điều khiển.

Phần thân van

  • Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đường ống  và chất lỏng để đóng mở hoặc điều tiết lưu lượng môi chất đi qua van. Phần thân van bao gồm các chi tiết bộ phận như:
  • Thân van: Phần thân có dạng khung đúc hình tròn dạng liền khối bằng gang, inox hoặc nhựa. Trên thân van có các lỗ ở các góc để bắt bulong kết nối cố định van vào hệ thống đường ống
  • Đĩa van: Đĩa van đóng mở có dạng cánh bướm, được gắn cố định với một đầu của trục van. Đĩa van của van bướm có thể xoay một góc 90 độ so với thân van.
  • Trục van: Là trục truyền động, thường được làm bằng Inox. Trục van một đầu gắn với đĩa van, một đầu gắn các thiết bị điều khiển.
  • Bộ phận làm kín: Là bộ phận gioăng được làm để đảm bảo sự khít kín giữa các mặt kết nối như giữa đĩa van thân van, thường được chế tạo bằng cao su, PDFE, TEFLON.

Cấu tạo thân van bướm

Bộ phận điều khiển

Đây Là bộ phận quan trọng nhất của van điều khiển đóng mở hay điều tiết lưu chất dòng chảy đi qua van. Bộ phận điều khiển ở đây có thể là tay gạt, tay quay, đầu điều khiển điện hay đầu điều khiển khí nén.

van bướm điều khiển

Nguyên lý hoạt động

* Video mô tả hoạt động chi tiết

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • Cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, nhanh chóng hoạt động on-off 90ᵒ,
  • Các loại van có kích thước lớn, phù hợp với hệ thống lớn với lưu lượng dòng chảy cao.
  • Giá thành van rẻ hơn rất nhiều so với các loại van cổng, van cầu.
  • Thao tác đơn giản, hành trình đóng mở van ngắn, tiết kiệm thời gian.
  • Đa dạng về chủng loại theo chất liệu, loại điều khiển hay cách kết nối.
  • Khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua trên thị trường hiện nay

Nhược điểm

  •  Không phù hợp để điều tiết dòng chảy do cấu tạo của van không phù hợp với điều tiết
  •  Không có loại van kích thước bé như van bi, không tính van bướm vi sinh.
  •  Dễ bị dò rỉ nước và lưu chất trong đường ống sau thời gian sử dụng.
  •  Sử dụng tốt nhất ở môi trường có áp suất thấp, nên môi trường áp suất cao không phù hợp với van bướm

Các loại van bướm phổ biến hiện nay.

Van bướm các loại

Valve cánh bướm là dòng van rất đa dạng về mẫu mã, hình thức và chủng loại. Việc phân loại van cũng được dựa theo nhiều tiêu chí như chức năng, vận hành, chất liệu, xuất xứ.

Theo chức năng vận hành.

Tay gạt

  Van cánh bướm tay gạt là loại van sử dụng biện pháp tác động trực tiếp bằng tay, để điều chỉnh trạng thái đóng mở. Đây là loại dùng cơ nên thường được sử dụng cho những đường ống không quá lớn ( Kích thước từ DN50 đến DN200).

Van tay gạt là có thể đóng mở van một cách rất nhanh chóng thuận tiện và dể dàng. Nhìn vào phần tay gạt chúng ta hoàn toàn có thể biết được trạng thái hiện tại của van. Phần tay gạt song song với đường ống và thân van tức van đang ở trạng thái mở. Còn khi tay gạt vuông góc với đường ống tức là van đang ở trong trạng thái đóng hoàn toàn.

Van bướm tay gạt

Tay quay vô lăng

Van bướm tay quay lăng cũng là loại van cơ, tức là dùng tay điều khiển vô lăng để thực hiện quá trình đóng mở van. Nhưng ưu điểm của nó so với loại van bướm tay gạt là dễ vận hành hơn và thường được lắp cho đường ống lớn hơnVan cánh bướm tay quay vô lăng điều khiển van đóng mở thông qua hộp số trợ lực ở trên đầu của thân van. Ngòai ra thiết kế của van nhỏ gọn hơn giúp giảm diện tích khi vận hành và sử dụng. Dễ dàng  vận hành và thao tác trong không gian hẹp và khó xử lý.Nhìn vào phần tay quay vô lăng của van chúng ta không thể biết rõ trạng thái đóng mở của van. Muốn biết tình trạng của van phải quan sát núm báo trạng thái ở phía trên núm của trục van bướm này

Điều khiển tự động

Là loại van hiện đại nhất và tiện lợi nhất hiện nay. Dòng van này được sử dụng sử dụng điện hoặc khí nén để đóng mở van như van bướm điều khiển điện, van bướm điều khiển khí nén. .Van này được từ động hóa hoàn toàn không cần tiêu tốn cơ năng của con người

Van bướm điều khiển tự động

Theo chất liệu cấu tạo van

  • Van bướm gang: Là dòng van phổ biết nhất và có giá rẻ nhất, thường được ứng dụng trong các công trình nước, phòng cháy chữa cháy…
  • Van bướm nhựa : Van được cấu tạo từ chất liệu nhựa PVC, Cpvc, Upvc và thường được ứng dụng trong các hệ thống đường ống luân chuyển hóa chất, tùy thuộc vào loại hóa chất, nồng độ và nhiệt độ mà chúng ta lựa chọn các loại nhựa khác nhau.
  • Van bướm inox: Được cấu tạo từ chất liệu inox 304. 316, 201  và thường được ứng dụng trong hệ thống sử lý nước thải thô và hóa chất loãng.

Van bướm inox

Theo kiểu kết nối van.

  • Van bướm Wafer: Kiểu kết nối wafer còn gọi là kiểu kẹp siết. Chúng lắp đặt được với nhiều kiểu mặt bích tiêu chuẩn khác nhau như DIN,JIS,BS. Ưu điểm là  gọn nhẹ lắp đặt đơn giản và dễ dàng. Các loại mặt bích JIS 10K, BS PN16 hay ANSI class150 đều có thể lắp đặt được
  • Van bướm Lug: là dạng van bắt buộc cùng tiêu chuẩn mặt bích mới lắp đặt được. Dạng kết nối là  kiểu walfer kẹp giữa hai mặt bích và bắt bulong siết chặt van.
  • Van bướm Flange: Loại van kết nối mặt bích có phần thân lớn và chắc chắn. Chúng kết nối đúng theo tiêu chuẩn mặt bích, giúp van hoạt động ổn định trong điều khiện áp lực cao.

Van bướm mặt bích

Theo xuất xứ

  • Van bướm Thổ Nhĩ Kỳ ( KBV, KVS, VISVANA)
  • Van bướm Hàn Quốc ( Samwoo, Seung Jin, Wonil)
  • Van bướm Nhật Bản ( Toyo, Kiz)
  • Van bướm Đài Loan (Haitima, Jaki, Emico)
  • Van bướm Malaysia (ARV, AUT, ARITA)

Van bướm ARV

Theo môi trường làm việc

  • Môi trường dược phẩm, thực phẩm: chúng ta có van cánh bướm vi sinh inox
  • Môi trường nước thải: van bướm đĩa inox
  • Môi trường nước thải chưa qua xử lý: van bướm toàn thân inox
  • Môi trường nước sạch, khí nén: chúng ta dùng van cánh bướm gang.

Van bướm

Thông số kỹ thuật chung của Van Bướm

  • Kích thước: DN50 ->DN1400.
  • Chất liệu: Gang xám, Inox 201 – 304 – 316, nhựa.
  • Nhiệt độ làm việc: 0 đến 250°C.
  • Áp suất: PN10-PN16, 10K, class 150.
  • Kiểu lắp: Kiểu kẹp hoặc lắp bích.
  • Sử dụng: dầu, hơi, khí, nước, hóa chất.
  • Xuất xứ: Malaysia, Nhật, Hàn, Thỗ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan.
  • Chính sách bảo hành: 12 tháng

Ứng dụng

Ứng dụng của van bướm

  • Qua các đặc điểm kỹ thuật  chúng ta sẽ nhận ra ứng dụng van cánh bướm được ứng dụng ở nhiều môi trường khác nhau như:
  • Van được ứng dụng được cho hệ thống dây truyền nhà máy sản xuất,khu xưởng xí nghiệp ..
  • Van được ứng dụng được cho hệ thống cấp thoát nước sạch và nước thải của thành phố,khu cong nghiệp…
  • Đặc biệt van còn được sử dụng trong hệ thống nước, và hơi có nhiệt độ cao công thêm áp suất cao
  • Van sử dụng cho các hệ thống phòng cháy chữa cháy tòa nhà cao tầng,trung tâm thương mại…
  • Van có thể kết hợp với các động cơ điện và khí nén hoạt động một cách dễ dàng.

Các lắp đặt van bướm

Chuẩn bị

  • Van bướm: 1 cái. Tùy vào nhu cầu sử dụng, điều khiển để lựa chọn loại van cho phù hợp về chất liệu, kiểu điều khiển, kích cỡ với đường ống. ( tay quay, tay gạt, van bướm điều khiển điện, khí nén)
  • Mặt bích: 1 van đi kèm với 2 mặt bích Mặt bích  sử dụng phải có tiêu chuẩn kết nối và kích cỡ đồng bộ với van cũng như đường ống. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn bích thép, inox, nhựa.
  • Gioăng làm kín: 2 cái. Đây là vật tư không thể thiếu giúp làm tăng độ kín khít cho kết nối.
  • Đường ống chờ của hệ thống: Vệ sinh sạch 2 đầu chờ của đường ống.
  • Bulong, đai ốc: số lượng tùy thuộc vào số lượng lỗ bắt bulong trên bích – van
  • Cờ lê, mỏ lết hay các thiết bị bắt – siết chặt bulong

Quy trình lắp đặt

Hướng dẫn lắp đặt van bướm

  • Bước 1: Hàn cố định 2 mặt bích vào 2 đầu chờ đã được vệ sinh của đường ống.
  • Bước 2: Gắn gioăng cao su áp sát vào mặt bích vừa hàn cố định với đường ống.
  • Bước 3: Đặt van bướm vào sao cho gioăng làm kín áp sát với gioăng trên thân van. Xỏ bulong qua lỗ bích trên mặt bích và tai van (ở van cánh bướm wafer – tai bích) hoặc lỗ bích (ở van bướm 2 mặt bích). Bulong sẽ giúp giữ van ở đúng vị trí, khiến quá trình lắp đặt dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Tiếp tục gắn gioăng làm kín còn lại vào giữa van bướm và mặt bích còn lại. Chú ý sao cho vị trí gioăng trên thân van và gioăng làm kín ăn khớp với nhau.
  • Bước 5: Đẩy bulong vừa xỏ qua lỗ của mặt bích còn lại và tiếp tục lắp các bulong khác rồi siết chặt bulong cùng đai ốc. Lưu ý, cần siết đều các bulong để tránh hiện tượng xô gioăng làm kín hay ảnh hưởng đến mặt bích.

Lưu ý

  1.   Đặt van bướm ở vị trí mở ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm(sleeve) do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.
  2.   Đường kính của 2 đường ống ở 2 đầu để lắp Van bướm phải bằng nhau để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van.
  3.   Khoảng cách mặt bích và phần kết nối vào các lỗ vào van vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm(sleeve)
  4.   Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng theo đúng chiều vặn ren
  5.   Không sử dụng miếng đệm (gasket)giữa  mặt bích và van
  6.   Kích thước mặt bích phải đồng nhất kích thước van,đúng kích thước đường kính tâm lỗ
  7.   Không được hàn mặt bích quá gần với Van Bướm đã được lắp đặt.
  8.   Đối với van  có đường kính lớn, khi lắp đặt van thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang
  9.   Khi tiến hành quay vô lăng tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở của van. Ngược lại khi quay tay quay của vô lăng theo cùng chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở của van bướm chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về một số thông tin cơ bản của các loại van bướm. Ngoài van cánh bướm chúng tôi còn cung cấp nhiều loại van công nghiệp khác như van bi, van cổng, van điện từ, van giảm áp, van xả tràn… và các loại van điều khiển tự động bằng điện ,khí nén. Quý khác có nhu cầu tư vấn kỹ thuật hay báo giá van bướm hãy liên hệ trực tiếp Hotline 0969 103 458 để được hỗ trợ miễn phí nhanh nhất.

Chat hỗ trợ
Chat ngay