Limit Switch Box- Bộ hiển thị trạng thái đóng mở van là gì?

Trang này không tồn tại

Có thể bạn tìm kiếm sản phẩm bên dưới đây

Rate this post

Limit Switch Box là bộ hiển thị trạng thái đóng mở của các loại van công nghiệp. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các dòng van điều khiển bằng khí nén như van bi khí nén, van bướm khí nén…Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về Limit Switch Box, mời các bạn cùng theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

Limit Switch Box la gi
Limit Switch Box là gì?

Limit Switch Box là gì?

Limit switch box là bộ hiển thị hành trình hay bộ hiển thị trạng thái của các dòng van công nghiệp. Chúng thường được lắp đặt kèm các bộ truyền động khí nén của các loại van bướm hay van bi. Nhờ phần hiển thị trực quan, rõ và nổi bật chúng giúp người vận hành có thể nắm rõ trạng thái hiện tại của các dòng van công nghiệp bằng mắt thường ở một khoảng cách tương đối mà không cần lại gần.

Bộ hiển thị trạng thái có thể gửi tín hiệu xung về các bộ phận điều khiển chính của hệ thống. Nên giúp chúng phù hợp với các hệ thống có tính tự động hóa cao. Bởi chúng giúp tối ưu hóa hệ thống một cách tối đa, qua đó giúp giảm thiểu chi phí nhân công cũng như những chi phí phát sinh khác.

Limit switch box còn được kết hợp với pneumatic solenoid valve để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Thông qua bộ hiển thị hành trình người vận hành có thể điều khiển van điện từ khí nén dẫn luồng khí nén vào van. Qua đó giúp van thực hiện thao tác đóng mở.

cac loai Limit Switch Box vnk
Các loại Limit Switch Box

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Limit Switch Box

Cấu tạo bộ hiển thị hành trình- Limit Switch Box

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất Limit Switch Box nhưng nhìn chung chúng đều được cấu tạo từ các bộ phận chính như:

Thân vỏ

Là  bộ phận bên ngoài để bảo vệ các linh kiện khác. Chúng thường được chế tạo từ các chất liệu nhôm nguyên khối, nhựa cứng chịu lực hay inox. Chất liệu của thân vỏ cũng là một biểu hiện của giá thành sản phẩm.

Nắp chụp

Bộ phận này thường được chế tạo cùng với vật liệu thân. Chúng được kết nối phần thân qua các bu lông, trên phần nắp là nơi chưa bộ hiển thị đóng mở.

Nắp chụp giúp bảo vệ các chi tiết bên trong, chống ngấm nước và che chắn bụi. Ngoài ra bộ phận này còn có thể tháo rời ra để kiểm tra, bảo trì các chi tiết bên trong.

Bảng mạch điện

Là bộ phận để đấu nối mạch điện vào. Đây cũng là nơi sẽ nhận tín hiệu sau đó báo cáo tình trạng đóng mở của van lên tủ điều khiển tổng.

Bộ phận hiển thị

Là bộ phận được lắp đặt trên đỉnh và nhô lên cao tại nắp van. Bộ phận này gồm 2 phần là mặt nhựa trong suốt bảo vệ bên ngoài và bộ màu hiển thị thông thường là màu vàng và màu đỏ. Màu vàng tương ứng với trạng thái mở van còn màu đỏ tương ứng với trạng thái đóng van.

Trục truyền động

Đây là bộ phận kết nối với trục của bộ truyền động khí nén. Chúng nhận tín hiệu xoay từ bộ  truyền động khí nén và điều khiển bộ hiển thị trạng thái vận hành.

Công tắc giới hạn

Là bộ phận giới hạn hành trình của 1 chu kì đóng mửo. Chúng sẽ ngắt nguồn điện cấp vào van khi đạt trạng thái đóng hay mở hoàn toàn. Qua đó giúp tránh tình trạng chập, om điện.

Ngoài ra còn có một số chi tiết khác như giá đỡ, gioăng làm kín, bu lông, đai ốc…

cau tao Limit Switch Box vnk1
Cấu tạo bộ hiển thị trạng thái

Nguyên lý hoạt động của Limit Switch box

Limit Switch Box hoạt động hoàn toàn tụ động nhờ vào thiết bị truyền động khí nén. Khi được lắp đặt trên các van điều khiển khí nén, áp lực khí nén được cấp vào bộ truyền động khí nén và thực hiện quá trình đóng mở van. Lúc này trục chuyển động sẽ chuyền lực momen đến trục truyền động của bộ hiển thị trạng thái và sẽ làm đầu hiển thị xoay theo và bộ hiển thị thay đổi từ vàng qua đỏ hay ngược lại từ đỏ qua vàng.

Tại sao nên sử dụng Limit Switch box

Bộ hiển thị trạng thái được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp khác nhau vì nhiều lý do:

  • Bộ hiển thị trạng thái đóng vai trò quan trọng trong việc hiển thị và điều khiển trạng thái của van trong hệ thống công nghiệp. Nhờ khả năng gửi tín hiệu trạng thái của van về bộ truyền động. Qua đó giúp người vận hành có thể quan sát và kiểm soát hệ thống một cách hiệu quả nhất.
  • Giúp giám sát từ xa, thiết bị này giúp người vận hành dễ dàng nhìn thấy vị trí hiện tại của van từ xa mà không cần đến gần vị trí lắp đặt van.
  • Cải thiện độ an toàn, bằng cách cho phép giám sát từ xa các vị trí van, bộ hiển thị trạng thái góp phần cải thiện độ an toàn trong môi trường công nghiệp. Với khả năng nhận biết trạng thái hiện tại của van, chúng cho phép người điều khiển phát hiện sự cố hay hỏng hóc sớm. Từ đó có thể thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời. Điều này giúp tránh các nguy cơ tiềm ẩn.
  • Truyền tín hiệu, một số bộ hiển thị hành trình có thể truyền tín hiệu điện đến hệ thống điều khiển và cho phép tích hợp với các quy trình tự động.
  • Độ bền cao, Limit switch box thường được chế tạo từ các loại vật liệu kim loại chắc chắn như nhôm hay inox để chịu được môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
  • Dễ cài đặt và bảo trì, thiết bị này dễ lắp đặt và tích hợp trong hệ thống. Chúng giúp đơn giản hóa việc lắp đặt và giảm thời gian ngừng hoạt động trong quá trình bảo trì hay thay thế.

Tóm lại việc sử dụng bộ hiển thị trạng thái giúp nâng cao tính an toàn, hiệu quả và độ tin cậy của các quy trình công nghiệp. Khiến chúng trở thành thành phần không thể thiếu trong nhiều ứng dụng sản xuất và tự động hóa.

Các loại van sử dụng Limit Switch Box

Van bi điều khiển khí nén lắp Limit Switch Box

Có thể nói đây là dòng van điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp hiện nay. Van bi khí nén là sự kết hợp giữa van bi cơ và bộ truyền động khí nén. Khi khí nén tác động lên bộ truyền động để thực hiện thao tác đóng mở van.

Van bi khí nén thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải, khí gas, xăng dầu…

Bộ hiển thị hành trình thường được lắp kèm dòng van bi khí nén để hiển thị trạng thái đóng mở hiện tại của van. Chúng giúp người vận hành dễ dàng quan sát tình trạng hiện tại của hệ thống bằng mắt thường hay bằng tín hiệu gửi về phòng điều khiển trung tâm.

van bi khi nen kem Limit Switch Box vnk
Van bi điều khiển khí nén lắp kèm Limit Switch Box

Van bướm điều khiển khí nén lắp Limit Switch Box

Cũng như van bi khí nén ở trên, van bướm khí nén cũng là dòng van được kết hợp từ van bướm cơ và bộ truyền động khí nén. Dòng van này cũng đóng mở tự động nhờ áp lực khí nén, chúng giúp người vận hành tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng như tăng hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.

Van bướm khí nén thường sử dụng rộng rãi trong các hệ thống đường ống lớn, đòi hỏi điều khiển tự động, nhanh chóng với độ chính xác cao.

Limit Switch Box cũng được sử dụng kết hợp với dòng van bướm khí nén để điều khiển và theo dõi trạng thái hoạt động của van. Chúng giúp người sử dụng có thể quan sát và kiểm soát hoạt động của van 1 các dễ dàng.

van buom khi nen kem Limit Switch Box vnk
Van bướm điều khiển khí nén lắp kèm Limit Switch Box

Hướng dẫn lắp đặt Limit Switch Box

Để lắp đặt bộ hiển thị hành trình ta chỉ cần thực hiện một số thao tác cơ bản như:

  •  Bước 1: Đầu tiên tháo phần nắp chụp của bộ hiển thị hành trình trên đầu bộ truyền động khí nén thông qua các ốc vít cố định nắp.
  • Bước 2: Tiến hành lắp phần giá đỡ của limit switch box trên phần đầu của bộ truyền động. Lưu ý để phần giá đỡ đối xứng với phần rục bên dưới của bộ khí để khi gắn bộ công tắc không bị lệch. Sau đó tiến hành bắt các bu lông đẻ cố định chắc chắn phần giá.
  • Bước 3: Lắp bộ hiển thị trạng thái lên trên phần giá đỡ vừa gắn. Sau đó gắn trục của bộ công tắc vào phần trục của bộ truyền động khí nén. Cần bảo đảm rằng trục của bộ truyền động và công tắc khớp với nhau. Sau đó chỉ cần bắt bulong cố định vào phần giá đỡ là hoàn thành lắp đặt.
  • Bước 4: Đấu nối dây tín hiệu cần truyền tín hiệu điện về tủ PLC hay hệ thống đọc được tín hiệu này.
  • Bước 5: Chạy thử hệ thống và test tín hiệu điện cũng như phần báo vị trí. Nếu thiết bị đã hoạt động ổn định đưa hệ thống vào hoạt động chính thức.
lap dat Limit Switch Box vnk
Hướng dẫn lắp đặt Limit Switch Box

Trên đây là những chia sẻ của Van nhập khẩu về Limit Switch Box. Với những ưu điểm đáng kể trên thiết bị này đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong các hệ thống công nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm đến dòng sản phẩm này cần tư vấn thêm về kỹ thuật hay báo giá Limit Switch Box hãy gọi ngay đến Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Cập nhật lúc 14:58 – 29/03/2024

Rate this post

Bộ truyền động khí nén là thiết bị đang được sử dụng ưa chuộng trong các ứng dụng công nghiệp bởi tính đơn giản, độ tin cậy và chi phí tương đối thấp so với các bộ truyền động khác. Để hiểu rõ về bộ truyền động khí nén, mời các bạn cùng theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

bo truyen dong khi nen la gi vnk1
Bộ truyền động khí nén là gì

Giới thiệu bộ truyền động khí nén

Bộ truyền động khí nén hay còn gọi là thiết bị truyền động khí nén, bộ điều khiển khí nén tên tiếng anh là Pneumatic Actuator. Đây là thiết bị chuyển đổi năng lượng khí nén thành chuyển động cơ học quay hay thẳng tùy theo hệ thống đang sử dụng bộ truyền động quay khí nén hay bộ truyền động khí nén tuyến tính.

Thiết bị truyền động khí nén giúp quá trình vận hành thiết bị trở nên tự động hóa có thể điều khiển cùng 1 lúc nhiều loại máy móc. Chúng cho phép điều khiển hoạt động của các loại van công nghiệp như van bi, van bướm, van cầu, van cổng hay 1 bộ phận cơ khí khác một cách nhanh chóng và chính xác tuyệt đối.

cac loai thiet bi truyen dong khi nen vnk
Các loại thiết bị truyền động khí nén

Cấu tạo bộ truyền động khí nén

Các thành phần chính của thiết bị truyền động khí nén gồm:

Vỏ

Vỏ hay còn được gọi là thân của bộ truyền động. Bộ phận này được chế tạo từ hợp kim nhôm nguyên khối hay thép không gỉ. Bên ngoài chúng còn được phủ 1 lớp sơn tĩnh điện giúp tăng khả năng cách điện cũng như tăng khả năng chống oxy hóa và tuổi thọ của sản phẩm.

Bánh răng và Piston

Đây là 2 bộ phận tiếp nhận khí nén, chúng kết hợp lại với nhau để tạo chuyển động xoay và lực momen xoắn.

Bu lông

Bộ phận này có chức năng chỉnh đóng mở van theo các góc độ khác nhau

 Vòng bi

Là bộ phận có chức năng làm cho quá trình hoạt động của thiết bị được diễn ra một cách dễ dàng, trơn tru

Trục bánh răng

Là bộ phận nhận momen xoắn từ piston và truyền lực quay đó đến trục van, khi đó đĩa van sé tạo trạng thái đóng mở của van.

Chốt định vị

Giúp cho các bộ phận bên trong thiết bị hoạt động theo đúng 1 quy trình, 1 định dạng nhất định.

Lò xo đàn hồi

Chỉ được sử dụng ở bộ truyền động tác động đơn. Đây là bộ phận có chức năng đàn hồi nhờ lực đẩy của khí nén và sự chênh lệch áp suất bên trong của bộ truyền động.

Vòng bi bảo vệ

Bulong

Là bộ phận có nhiệm vụ liên kết vỏ ốp ngoài và lưng bộ điều khiển với nhau

Màu báo hiển thị trạng

Là bộ phận hiển thị thái đóng mở của van

cau tao thiet bi truyen dong khi nen vnk 1
Cấu tạo bộ truyền động khí nén

Nguyên lý hoạt động của bộ truyền động khí nén

Bộ truyền động khí nén có phương thức vận hành khá đơn giản.

Khi bộ truyền động nhận khí nén từ bên ngoài vào hệ thống.

Khí nén bên ngoài được cấp vào bộ truyền động. Khi đó cơ cấu chấp hành xilanh có nhiệm chuyển đổi năng lượng khí nén thành năng lượng cơ học theo dạng chuyển động xoay hay chuyển động thẳng đứng bộ phận bánh răng.

Bộ phận bánh răng này được liên kết với các trục ty của van cơ. Nên khi trục bánh răng quay kéo trục van quay theo tạo trạng thái đóng mở van.

Khi trạng thái đã thay đổi, cần giữ nguồn cấp khí nén liên tục và đều để duy trì trạng thái này. Bởi nếu mất khí nén đột ngột sẽ làm van trở về trạng thái ban đầu.

Các loại thiết bị truyền động khí nén thông dụng

Bộ truyền động khí nén tác động đơn

Là bộ truyền động mà lò xo sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền lực. Khi cần mở van lò xo sẽ bị ép chặt cùng đĩa van tạo khe hở cho dòng lưu chất đi qua. Khi cần đóng van chỉ cần ngắt nguồn cấp khí nén, khi đó lò xo không còn chịu áp lực nhờ lực đàn hồi sẽ tự bung ra đẩy piston và đĩa van trở về vị trí đóng ban đầu.

bo truyen dong khi nen tac dong don vnk
Bộ truyền động khí nén tác động đơn

Bộ truyền động khí nén tác động kép

Khác với dạng tác động đơn, bộ truyền động khí nén tác động kép không có bộ phận lò xo. Nên nó sử dụng khí nén cho cả 2 quá trình đóng hay mở van. Kiểu tác động này thực hiện vô cùng đơn giản và ít chi tiết hơn nên chúng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

bo truyen dong khi nen tac dong kep vnk
Bộ truyền động khí nén tác động kép

Bộ truyền động khí nén ON/OFF

Là bộ truyền động được sử dụng để thực hiện chức năng đóng mở van cơ bản, nghĩa là chúng chỉ có thể đóng hoàn toàn hay mở hoàn toàn. Bộ truyền động dạng ON/OFF có khả năng đóng mở nhanh mang đến hiệu suất cao và không gây rò rỉ lưu chất ra bên ngoài.

Thiết bị truyền động khí nén ON/OFF phù hợp với các hệ thống chỉ cần thực hiện hàng động đóng mở cơ bản mà không yêu cầu chức năng điều tiết thì kiểu vận hành này vô cùng hợp lý.

thiet bi truyen dong khi nen on off vnk
Thiết bị truyền động khí nén dạng ON/OFF

Bộ truyền động khí nén tuyến tính

Bộ truyền động khí nén tuyến tính hay còn gọi là bộ truyền động khí nén đóng mở theo góc. Bởi ngoài chức năng đóng mở hoàn toàn, chúng còn có khả năng điều tiết dòng chảy theo các góc độ khác nhau. Điều này cho phép lượng lưu chất lưu thông qua van nhiều hay ít tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

Thiết bị truyền động khí nén tuyến tính sử dụng tín hiệu đầu vào từ 0 – 20mA tương đương với các góc độ từ 0 – 90 độ của đĩa van cơ. Nhờ phương thức vận hành tự động và khả năng điều tiết vô cùng chính xác mà các loại van vận hành thủ công không thể làm được nên bộ truyền động này được xem là thiết bị không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất hay các hệ thống vận chuyển lưu chất với áp suất không quá cao.

bo truyen dong khi nen tuyen tinh vnk
Thiết bị truyền động khí nén dạng tuyến tính

Ưu và nhược điểm của bộ truyền động khí nén

Ưu điểm

  • Khí nén là nguồn năng lượng sạch và an toàn nên không xảy ra hiện tượng cháy nổ hay chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến người sử dụng và môi trường.
  • Độ nhạy cao, thời gian vận hành nhanh chỉ 1-5s với độ chính xác tuyệt đối
  • Có thể điều khiển từ xa nên có thể lắp đặt ở bất cứ đâu, kể cả những nơi mà người vận hành không thể tới hay trực tiếp thao tác.
  • Đa dạng mẫu mã, chủng loại khiến chúng có thể lắp đặt với nhiều loại van cơ khác nhau như van bi, van bướm, van cầu, van cổng…với đầy đủ kích cỡ từ nhỏ đến lến.
  • Hoạt động ổn định, bền bỉ, tuổi thọ cao đặc biệt là trong các môi rường có nhiều bụi, độ ẩm và nhiệt độ cao bởi thiết bị được sản xuất theo tiêu chuẩn IP67 và vỏ bên ngoài được phủ 1 lớp tĩnh điện dày.
  • Thiết bị vẫn có thể hoạt động bình thường khi xảy ra sự cố mất điện
  • Có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài mà không dẫn đến bị nóng hay quá tải.
  • Dễ dàng lắp đặt hay bảo dưỡng
  • Giá thành thấp hơn so với các loại thiết bị truyền động bằng điện.

Nhược điểm

  • Công suất nhỏ hơn so với bộ truyền động điện hay thủy lực
  • Khí nén phải được bổ sung liên tục, nếu thiếu hụt khí nén khi đang hoạt động, hệ thống sẽ ngừng vận hành ngay lập tức
  • Gây ra tiếng ồn lớn khi loại bỏ khí nén dư thừa sau khi sử dụng ra ngoài.

Ứng dụng của bộ truyền động khí nén

Bộ truyền động khí nén là thiết bị linh hoạt sử dụng khí nén để tạo ra lực và chuyển động. Chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của thiết bị này:

  • Trong các nhà máy xử lý nước
  • Trong các nhà máy sản xuất  thực phẩm, dược phẩm, đồ uống
  • Trong các nhà máy hóa chất
  • Trong các nhà máy lọc dầu
  • Trong các hệ thống HVAC
  • Trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện
  • Trong ngành công nghiệp ô tô
  • Trong các thiết bị xây dựng
  • Trong khai thác than
  • Trong chăn nuôi thủy hải sản
  • Trong nông nghiệp…
ung dung bo truyen dong khi nen
Ứng dụng bộ truyền động khí nén

 So sánh bộ truyền động khí nén và bộ truyền động điện

Tính năng Thiết bị truyền động khí nén Thiết bị truyền động điện
Nguồn năng lượng Khí nén Điện
Nguyên lý hoạt động Sử dụng năng lượng khí nén để tạo ra chuyển động Sử dụng năng lượng điện để tạo ra chuyển động
Tốc độ Thời gian phản hồi nhanh hơn Tốc độ có thể thay đổi tùy theo thiết kế
Sự chính xác Độ chính xác hạn chế, nhưng phù hợp với các ứng dụng kém chính xác hơn Độ chính xác cao, thích hợp cho các ứng dụng chính xác
Tuổi thọ Ít thành phần hơn và dễ bảo trì hơn, mang lại tuổi thọ cao hơn. Nhiều thành phần phức tạp, bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự mài mòn, khiến việc bảo trì khó khăn hơn và thường l
Chi phí Chi phí ban đầu thấp hơn nhưng chi phí vận hành cao hơn. Chi phí ban đầu cao hơn nhưng chi phí vận hành thấp hơn.
Kích thước/phạm vi mô-men xoắn Có tỷ lệ mô-men xoắn trên kích thước cao hơn. Có tỷ lệ mô-men xoắn trên kích thước thấp hơn.
Điều kiện hoạt động Có thể hoạt động ở điều kiện áp suất và nhiệt độ cao Có thể hoạt động ở điều kiện áp suất và nhiệt độ vừa phải
Bảo trì Cơ chế đơn giản và dễ bảo trì Cơ chế phức tạp cần chuyên gia kỹ thuật
Tác động môi trường Có thể tạo ra tiếng ồn và yêu cầu xử lý không khí để phát thải Nói chung hoạt động êm hơn và sạch hơn
Ứng dụng Thích hợp cho các ứng dụng tốc độ cao, lực thấp Thích hợp cho các ứng dụng chính xác, lực cao

Từ bảng trên ta có thể đưa ra cái nhìn tổng quan cũng như những điểm khác nhau của từng thiết bị truyền động. Tùy vào yêu cầu của từng ứng dụng cụ thể và xem xét các yếu tố như nguồn điện cẵn có, lực, tốc độ cần thiết, nhu cầu về độ chính xác, điều kiện môi trường hay nguồn ngân sách để bạn có thể lựa chọn bộ truyền động phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ của Van nhập khẩu về bộ truyền động khí nén. Hi vọng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cơ bản để lựa chọn được thiết bị truyền động khí nén cũng như các loại van điều khiển bằng khí nén phù hợp. Nếu còn băn khoăn về kỹ thuật hay cần báo giá thiết bị truyền động khí nén cụ thể bạn hãy gọi ngay đến Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé

Cập nhật lúc 15:14 – 28/03/2024

Rate this post

Dây hơi khí nén là phụ kiện quan trọng trong các hệ thống khí nén, chúng có nhiệm vụ vận chuyển khí né từ nguồn đến các thiết bị sử dụng khí nén. Vậy dây hơi khí nén là gì? Có những loại ống hơi khí nén nào? Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, mời các bạn cùng Van nhập khẩu tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

day hoi khi nen la gi vnk
Dây hơi khí nén là gì?

Giới thiệu dây hơi khí nén

Dây hơi khí nén hay còn gọi là ống dẫn khí nén, dây dẫn khí nén, ống hơi khí nén… Đây là loại phụ kiện dạng hình tròn với các kích thước ngắn dài khác nhau. Chúng được thiết kế để vận chuyển hiệu quả luồng khí nén từ nguồn đến các vị trí sử dụng khác nhau.

Ống hơi khí nén được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như polyurethane, nylon hay Teflon. Mỗi loại vật liệu này có những đặc điểm cụ thể giúp chúng phù hợp với các yêu cầu và điều kiện công nghiệp khác nhau, mang lại sự linh hoạt, khả năng chống chịu và độ bền cần thiết trong các ứng dụng khí nén khác nhau.

cac loai day hoi khi nen vnk
Các loại dây hơi khí nén

Các loại dây hơi khí nén thông dụng trên thị trường hiện nay

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dây hơi khí nén, tùy theo chất liệu cấu tạo, hình dáng, môi trường hoạt động, kích cỡ mà chúng ta có thể chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như:

Theo vật liệu chế tạo

Dây hơi khí nén Nilon

Là loại dây dẫn khí nén được chế tạo từ Nylon PA (Polyamide), đây là loại nhựa kỹ thuật thông dụng nhất hiện nay. Chúng có khả năng chống lại các hóa chất ăn mòn và chịu áp lực tốt. Ngoài ra dây hơi này còn có tuổi thọ cao, tuổi thọ trung bình lên đến vài chục năm.

Dòng dây hơi này có thể làm việc trong các môi trường có nhiệt độ từ -40 độ C đến 100 độ C tùy điều kiện môi trường cụ thể. Loại dây dẫn này thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, xưởng cơ khí hay cac gara…

day hoi khi nen Nilon vnk
Dây hơi khí nén Nilon

Dây hơi khí nén PU

Là loại dây hơi được chế tạo từ chất liệu Polyurethane thường được gọi là PU. Đây là loại vật liệu phổ biến nhất để chế tạo dây hơi khí nén. Bởi đây là loại vật liệu có tính linh hoạt, có thể đáp ứng việc bảo vệ môi trường, chúng không độc hại với môi trường và người dùng trực tiếp.

Nhờ tính đàn hồi cao, khả năng chống ăn mòn, chống xoắn tốt và khả năng chịu được áp lực cao. Ngoài ra so với các loại dây hơi khác thì dây hơi PU còn có thể phục hồi và tái sử dụng. Loại dây hơi này thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất robot công nghiệp, trong các ứng dụng lắp ráp sử dụng công cụ khí nén…

day hoi khi nen pu vnk
Dây hơi khí nén PU

Dây hơi khí nén PVC

Là loại dây hơi được chế tạo từ chất liệu Polyvinyl Clorua ( PVC). Đây là loại vật liệu có trọng lượng nhẹ và linh hoạt, với đa dạng kích cỡ cũng như khả năng chống ăn mòn hóa chất và chịu áp lực tốt nên chúng đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng đòi hỏi áp suất thấp đến trung bình. Loại dây hơi này thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

day hoi khi nen pvc vnk
Dây hơi khí nén PVC

Theo hình dáng

Dây hơi khí nén tiêu chuẩn

Dây hơi tiêu chuẩn hay còn gọi là dây hơi thông thường, đây là loại dây hơi có thể cuộn gọn lại để cất giữ. Loại dây hơi này thường được làm từ các loại vật liệu như ni lông, cao su, PVC, PU hay hỗn hợp của các chất liệu này. Ngoài ra để tăng khả năng chịu đựng loại dây hơi này còn được gia công bằng kim loại hay sợi polyester

day hoi khi nen thong thuong vnk
Dây hơi khí nén tiêu chuẩn

Dây hơi lò xò

Dây hơi lò xo hay còn gọi là dây dẫn khí xoắn ốc, dây ruột gà. Đây là loại dây hơi được sản xuất chủ yếu từ chất liệu PU, PVC hay Nylon. Loại ống dẫn này có trọng lượng nhẹ, không những thế với thiết kế dạng xoắn vặn, có tính đàn hồi như lò xo nên người dùng có thể kéo dài dây khi sử dụng và khi không sử dụng sẽ tự động co lại.

Dây hơi lò xo thường được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng có tính di chuyển liên tục như trong các hệ thống rửa xe hay để cung cấp khí nén cho các dụng cụ như cờ lê, súng thổi khí.. trong các xưởng sản xuất.

day hoi lo xo vnk
Dây hơi lò xo

Dây hơi tự rút

Là loại dây hơi khí nén thường được lắp đặt trong các hộp cứng lò xo. Chúng có thể tự động quấn dây lại khi không sử dụng. Vì loại dây này có thể thu gọn lại khi không sử dụng nên không chiếm nhiều diện tích. Loại dây hơi này phù hợp với các ứng dụng hay các nhà xưởng cần sự ngăn nắp, gọn gàng cao.

day hoi khi nen tu rut vnk
Dây hơi khí nén tự rút

Đặc điểm nổi bật của ống dẫn hơi khí nén

  • Được chế tạo từ chất liệu hữu cơ nên có khả năng chống mài mòn, chống oxy hóa, chịu áp lực và nhiệt độ rất tốt.
  • Với thiết kế 1 lớp hay 2 lớp vật liệu khác nhau giúp bảo vệ dây dẫn khí nén trước các lực va đập, áp lực cao từ bên ngoài lên đường ống.
  • Kích thước và áp suất đa dạng, các ống dẫn khí nén có nhiều đường kính khác nhau để phù hợp với tốc độ dòng chảy và mức áp suất khác nhau phù hợp với các ứng dụng cụ thể.
  • Dây dẫn có màu sắc đa dạng nên giúp dễ dàng phân biệt các đường ống khác nhau trong nhà máy.
  • Dây dẫn mềm linh hoạt, thuận tiện lắp đặt ngay cả những hệ thống có không gian nhỏ hẹp.
  • Giá thành của dây dẫn tương đối rẻ, lắp đặt dễ dàng

Ứng dụng phổ biến của dây hơi khí nén

Dây dẫn khí nén được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp, thương mại hay dân dụng. Một số ứng dụng phổ biến của ống hơi khí nén như:

Trong các dụng cụ khí nén

Phụ kiện này được sử dụng để cung cấp khí nén cho các dụng cụ khí nén như súng bắn đinh, cờ lê tác động, máy khoan khí, máy chà nhám hay máy phun sơn.  Đây đều là những công cụ dựa vào khí nén để có được sức mạnh và độ chính xác.

Trong tự động hóa công nghiệp

Ở các quy trình sản xuất và lắp ráp, ống hơi khí nén được sử dụng để điều khiển và cấp nguồn cho các bộ truyền động khí nén, bộ kẹp, xi lanh hay các van điều khiển bằng khí nén. Điều này rất quan trọng đối với các hệ thống tự động hóa và robot trong các ngành công nghiệp như ô tô, điện tử hay đóng gói.

Trong các hệ thống HVAC

Phụ kiện này được sử dụng trong hệ thống sưởi, thông gió hay điều hòa không khí (HVAC) để điều khiển bộ giảm chấn, van và các bộ phận khác. Chúng giúp điều chỉnh lưu lượng không khí và nhiệt độ.

Trong thiết bị phòng thí nghiệm và y tế

Ống dẫn khí nén được sử dụng trong nhiều dụng cụ thí nghiệm và thiết bị y tế khác nhau, chẳng hạn như bộ truyền động khí nén, hệ thống chân không và dụng cụ thí nghiệm, máy khoan nha khoa..

Trong điều chỉnh và kiểm soát áp suất

Phụ kiện này có thể được sử dụng để kết nối các bộ điều chỉnh áp suất, công tắc áp suất hay đồng hồ đo áp để kiểm soát áp suất của khí nén trong các hệ thống khác nhau.

Trong các phanh hơi trên ô tô

Các phương tiện thương mại như xe tải, xe buýt thường sử dụng ống khí nén cho hệ thống phanh. Phanh hơi cung cấp giải pháp đáng tin cậy và hiệu quả để dừng các phương tiện lớn và nặng.

Trong lĩnh vực hàng không vũ trụ

Ống khí nén được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm điều khiển thiết bị hạ cánh, cánh tà dẫn động và hệ thống điều áp cabin.

Trong các thiết bị lặn

Trong lặn biển, ống dẫn giúp nối bình khí của thợ lặn với bộ điều chỉnh, cho phép họ thở dưới nước.

Trong pha chế đồ uống

Trong các quán bar, nhà hàng, ống hơi khí nén thường được sử dụng trong hệ thống pha chế đồ uống để vận chuyển đồ uống có ga từ thùng đến vòi.

Đây chỉ là một vài ví dụ trong số rất nhiều ứng dụng của ống khí nén. Tính linh hoạt, độ bền và khả năng vận chuyển khí nén một cách an toàn khiến nó trở thành một thành phần không thể thiếu trong các ngành công nghiệp và môi trường khác nhau.

ung dung ong hoi khi nen vnk
Ứng dụng ống hơi khí nén

Những lưu ý khi chọn ống hơi khí nén

Vật liệu dây

Vật liệu chế tạo của dây dẫn sẽ ảnh hưởng đến tính linh hoạt, trọng lượng, tuổi thọ và hiệu suất của hệ thống. Do đó bạn cũng cần đảm bảo rằng vật liệu phù hợp với ứng dụng của mình.

Kích cỡ dây

Kích thước dây dẫn phải phù hợp với nhu cầu, đa phần dây dẫn khí nén được gọi với đường kính phi như phi 4, phi 6, phi 8 phi 10…Lưu ý kích cỡ dây dẫn phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ luồng khí nén cho ứng dụng của bạn.

Đồng thời với chiều dài dây càng ngắn càng tốt để giảm tổn thất áp suất.

Nhiệt độ làm việc

Cần lưu ý nhiệt độ bên ngoài là nhiệt độ môi trường tại vị trí sử dụng dây hơi. Bởi nếu nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến lớp vỏ hay lớp gia cường của dây dẫn. Qua đó dẫn đến xuất giảm tuổi thọ của dây.

Nhiệt độ chất truyền dẫn, đây là yếu tố ảnh hưởng cực lớn đến tuổi thọ của dây nên cần được tính toán chính xác khi lên thông số dây dẫn. Cụ thể dây hơi PU có khả năng chịu nhiệt độ tốt nhất lên đến 70 độ C, dây hơi PVC có khả năng chịu nhiệt thông thường khoảng 50 độ C.

Lưu ý áp lực làm việc của hệ thống

Cụ thể như đa phần các máy nén khí sẽ có áp lực 8kg/cm2 hay 12kg/cm2 vì vậy bạn cần lựa chọn loại ống phù hợp. Đối với dây hơi khí nén PU chủ yếu sử dụng cho máy nén khí áp lực 8kg.cm2,  còn nếu sử dụng máy nén khí áp lực 12kg/cm2 cần sử dụng loại dây hơi cao cấp hơn.

Trên đây là những chia sẻ của Van nhập khẩu về dây hơi khí nén. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại phụ kiện này để từ đó có thể lựa chọn được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của hệ thống và kinh phí của đơn vị mình. Để tìm hiểu thêm về các phụ kiện khác trong hệ thống khí nén mời các bạn theo dõi ở bài viết tiếp theo nhé.

Xem thêm: Khí nén là gì?

Xem thêm: Hệ thống khí nén là gì?

Cập nhật lúc 15:50 – 28/03/2024

Rate this post

Van điều áp khí nén là thiết bị có vai trò quan trọng trong các hệ thống khí nén. Chúng có nhiệm vụ kiểm soát và duy trì mức áp suất khí nén đầu ra ổn định qua đó đảm bảo ổn định mức áp suất hoạt động của máy móc và thiết bị. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về van điều áp khí nén, mời các bạn cùng Van nhập khẩu theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

van dieu ap khi nen la gi vnk1
Van điều áp khí nén là gì?

Giới thiệu van điều áp khí nén

Van điều áp khí nén hay còn gọi là Van điều chỉnh áp suất khí nén tên tiếng anh là Pneumatic pressure regulator valve. Đây là thiết bị chuyên dụng trong các hệ thống khí nén với nhiệm vụ điều chỉnh và kiểm soát áp suất đầu ra của khí nén cho phù hợp với áp suất sử dụng của các thiết bị. Qua đó giúp đảm bảo cho hoạt động cũng như sự an toàn của thiết bị, hệ thống.

Van điều chỉnh áp suất khí nén được thiết kế đơn giản với đa dạng chủng loại. Chúng được kết nối các ống dẫn khí kiểu nối ren. Thiết bị này được tích hợp với đồng hồ đo áp suất để quan sát và dễ dàng điều chỉnh mức áp suất thông qua núm tay vặn.

Van điều áp khí nén thường được lắp trước thiết bị thực thi, lắp tích hợp trên bộ lọc ( bộ lọc điều áp) hay lắp trên các máy nén khí…Sản phẩm được sản xuất từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản với đầy đủ chủng loại kích cỡ với giá thành rất cạnh tranh.

cac loai van dieu ap khi nen vnk
Các loại van điều chỉnh áp suất khí nén

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van điều áp

Cấu tạo van điều chỉnh áp suất khí nén

Van điều chỉnh áp suất khí nén được cấu tạo từ các bộ phận chính như:

Thân van

Đây là bộ phận dùng để bảo vệ và kết nối với các bộ phận khác của van. Chúng được chế tạo từ chất liệu hợp kim, nhôm hay nhựa cao cấp. Thân van được kết nối hệ thống dạng lắp ren.

Núm vặn

Là bộ phận ạ được thiết kế để điều chỉnh mức áp suất của van

Trục van

Là bộ phận có nhiệm vụ truyền động

Lò xo

Là bộ phận có nhiệm vụ có chức năng co dãn. Qua đó giúp việc cài đặt khí nén được thuận lợi

Đĩa nén

Là bộ phận giúp giảm áp lực, áp suất của khí nén

Đồng hồ đo áp

Là bộ phận được lắp đặt trên thân van để quan sát mức áp lực. Qua đó thuận lợi cho việc điều chỉnh áp suất.

cau tao van dieu ap khi nen vnk 1
Cấu tạo van điều áp khí nén

Nguyên lý làm việc việc van điều áp khí nén

Dòng van này có nguyên lý làm việc tương đối đơn giản.

Cụ thể như mức áp suất ban đầu của hệ thống là 10 bar và bạn muốn giảm xuống còn 8 bar thì bạn chỉ cần vặn núm vặn điều chỉnh trên van điều áp và quan sát đồng hồ đo áp suất hiển thị trên van.

Lúc này trục van đẩy xuống và nén lò xo lại. Lò xo làm hạ đĩa van để lưu chất lưu thông qua, quan sát đồng hồ đo áp trên thân van thấy khi nào đồng hồ về 8 bar thì ngưng điều chỉnh. Khi đó van điều áp khí nén đã hoạt động và điều chỉnh thành công.

Các loại van điều áp khí nén thông dụng

Van điều áp khí nén SMC

Là dòng van điều áp được sản xuất bởi thương hiệu SMC- Nhật Bản. Đây là một thương hiệu sản xuất trong các thiết bị điều khiển tự động, các thiết bị khí nén, thiết bị truyền động…Trong đó không thể không nhắc đến van điều áp khí nén.

Các sản phẩm van điều áp SMC đã và đang tìm được chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng tại Việt Nam, chúng được đánh giá cao về chất lượng, tương đương với đó thì giá thành cũng tương đối cao.

van dieu ap khi nen SMC vnk
Van điều áp khí nén SMC

Van điều áp khí nén AIRTAC

Là dòng van điều áp được sản xuất bởi hãng van Airtac, một thương hiệu nổi tiếng có trụ sở tại Đài Loan. Đây là một thương hiệu uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa và khí nén.

Các sản phẩm của thương hiệu này được thiết kế nhỏ gọn, với khả năng điều chỉnh áp suất từ 0,5 đến 9 kg/cm2 khiến các dòng sản phẩm này có thể đáp ứng đa dạng ứng dụng trong các hệ thống khí nén. Không chỉ có chất lượng tốt, các sản phẩm của thương hiệu này còn có giá thành rất cạnh tranh.

van dieu ap khi nen airtac vnk
Van điều áp khí nén Airtac

Van điều áp khí nén Festo

Là dòng van điều áp được sản xuất và phân phối bởi hãng Festo- Đức. Đây là một thương hiệu lớn, các sản phẩm của thương hiệu này thuộc phân khúc cao cấp, tương đương với đó thì giá thành cũng tương đối cao.

Van điều áp Festo thường được sử dụng trong các hệ thống đòi hỏi độ chính xác và độ ổn định cao hay sản phẩm có độ hoàn thiện cao.

van dieu ap khi nen festo vnk
Van điều áp khí nén Festo

Chức năng của điều áp khí nén

Van điều chỉnh áp suất khí nén là một bộ phận quan trọng trong các hệ thống khí nén hay các hệ thống sử dụng khí nén để truyền tải điện năng. Một số chức năng chính của van điều áp khí nén trong hệ thống như:

Kiểm soát áp suất

Chức năng chính của bộ điều áp khí nén là điều chỉnh áp suất của khí nén trong hệ thống. Nó đảm bảo rằng áp suất vẫn nằm trong phạm vi xác định bất kể sự biến động của áp suất đầu vào hay nhu cầu sử dụng từ các bộ phận phía sau.

Duy trì tính nhất quán

Bằng cách kiểm soát áp suất, van giúp duy trì tính nhất quán trong hoạt động của các bộ phận và hệ thống khí nén, qua đó giúp hệ thống hoạt động ổn định. Điều này đặc biệt quan trọng trong tự động hóa công nghiệp và các ứng dụng khác trong đó độ chính xác và tính nhất quán là tối quan trọng.

Bảo vệ thiết bị

Hệ thống khí nén thường bao gồm nhiều bộ phận khác nhau như bộ truyền động, van hay cảm biến, chúng có thể có các yêu cầu áp suất khác nhau. Van điều chỉnh áp suất giúp bảo vệ các bộ phận này khỏi hư hỏng bằng cách ngăn chặn áp suất quá mức.  Qua đó giúp bảo vệ thiết bị và đảm bảo tuổi thọ của hệ thống.

Hiệu quả năng lượng

Bằng cách kiểm soát áp suất, thiết bị này có thể giúp tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng của hệ thống khí nén. Điều này có lợi cho cả việc tiết kiệm chi phí và bền vững về môi trường.

An toàn

Trong một số trường hợp, việc duy trì mức áp suất nhất định là rất quan trọng vì lý do an toàn. Cụ thể như, trong các ứng dụng liên quan đến phanh khí nén hay khóa an toàn, việc điều chỉnh áp suất chính xác là điều cần thiết để đảm bảo rằng các tính năng an toàn này hoạt động như dự định.

Tóm lại chức năng của van điều áp khí nén là đảm bảo khí nén trong hệ thống được duy trì ở mức áp suất thích hợp. Từ đó tạo điều kiện vận hành ổn định, bảo vệ thiết bị, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và đảm bảo an toàn của hệ thống.

5 ứng dụng phổ biến của bộ điều áp khí nén

Bộ điều chỉnh áp suất khí nén là thành phần thiết yếu trong các ứng dụng khác nhau, nơi cần kiểm soát chính xác áp suất không khí. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:

Hệ thống khí nén trong sản xuất

Bộ điều điều áp khí nén được sử dụng rộng rãi trong các quy trình sản xuất trong đó khí nén được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các dụng cụ, vận hành máy móc hoặc thực hiện các nhiệm vụ như kẹp, nâng và di chuyển đồ vật.

Các bộ điều chỉnh này đảm bảo rằng áp suất cung cấp cho các bộ phận khí nén khác nhau vẫn nằm trong giới hạn quy định để có hiệu suất tối ưu.

Trong ngành công nghiệp ô tô

Van điều áp khí nén được sử dụng trong các hệ thống ô tô cho các nhiệm vụ như kiểm soát tỷ lệ hỗn hợp không khí-nhiên liệu, điều chỉnh áp suất không khí trong hệ thống phanh và quản lý bộ truyền động khí nén cho các chức năng như khóa cửa hay vận hành cửa sổ.

Trong các hệ thống HVAC

Van điều chỉnh áp suất khí nén đóng một vai trò quan trọng trong các hệ thống HVAC để kiểm soát luồng không khí và duy trì áp suất mong muốn trong ống dẫn, van và bộ truyền động. Chúng giúp đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và phân phối hợp lý không khí trong các tòa nhà.

Trong nông nghiệp

Thiết bị này có thể được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa và kiểm soát áp suất trong các thiết bị phun thuốc, hệ thống tưới nước tự động, và các ứng dụng khác.

Trong các thiết bị y tế

Van điều áp khí nén được tìm thấy trong các thiết bị và thiết bị y tế khác nhau như mặt nạ phòng độc, máy gây mê hay các dụng cụ nha khoa. Chúng giúp duy trì mức áp suất không khí ổn định cần thiết cho hoạt động chính xác của các thiết bị này, đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho bệnh nhân…

Trong lĩnh vực van công nghiệp

Đối với lĩnh vực van công nghiệp thiết bị này được lắp đặt trên các bộ truyền động khí nén của các van đóng mở bằng khí nén như van bi khí nén, van cầu khí nén, van bướm khí nén…Chúng giúp điều chỉnh và kiểm soát áp suất đầu ra phù hợp của các dòng van này.

ung dung van dieu chinh ap suat khi nen vnk1
Ứng dụng van điều chỉnh áp suất khí nén

Hướng dẫn lắp đặt van điều áp khí nén đúng cách

Lắp đặt van điều áp khí nén đúng cách sẽ giúp van hoạt động ổn định, hiệu suất cao và an toàn. Quá trình lắp đặt cần tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ bao gồm van điều áp, ống nối, khớp nối, keo dán…
  • Bước 2. Tắt hệ thống khí nén, đảm bảo không còn tồn đọng áp suất trong hệ thống.
  • Bước 3. Xác định vị trí lắp đặt
  • Bước 4. Lắp đặt van điều áp, cần lắp đặt van theo phương nằm đứng, lò xo quay lên, lắp đúng chiều ren vào và ren ra.
  • Bước 4. Kết nối đường ống, sử dụng ống nối và khớp nối để kết nối van điều áp và hệ thống khí nén.
  • Bước 5. Tiến hành test thử hoạt động của van điều áp. Cho khí nén đi qua van, vặn núm vặn điều chỉnh áp suất khi thấy áp suất trên đồng hồ đo hạ xuống mức áp lực phù hợp. Nếu mức áp suất đi qua hệ thống ổn định có thể đưa vào sử dụng luôn. Còn không thì tiếp tục điều chỉnh van về mức phù hợp nhất.

Những lưu ý khi sử dụng van điều áp khí nén

Để sử dụng van điều chỉnh áp suất khí nén hiệu quả, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn và quy tắc cơ bản sau đây:

  • Đầu tiên, cần xác định mức áp suất cụ thể cho từng ứng dụng. Từ đó thiết lập áp suất đầu ra của van điều áp tương ứng. Đảm bảo áp suất đầu vào của bộ điều áp ổn định và không vượt quá giới hạn được quy định.
  • Nên lắp đặt van điều áp ở hạ lưu bộ điều chỉnh vì mục đích an toàn. Điều này sẽ ngăn chặn sự tích tụ áp suất quá mức trong trường hợp bộ điều chỉnh bị trục trặc.
  • Đảm bảo lắp đặt bộ điều chỉnh theo hướng dòng chảy chính xác như được chỉ ra trong nhãn hiệu của nhà sản xuất.
  • Chọn bộ điều áp khí nén phù hợp với nhu cầu của hệ thống
  • Cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo van hoạt động ổn định, tuổi thọ cao.
  • Khi yêu cầu của công việc thay đổi hoặc có vấn đề về áp suất, hiệu suất cần điều chỉnh bộ điều áp để đáp ứng nhu cầu.
  • Luôn tuân thủ các hướng dẫn, quy định của nhà sản xuất và an toàn trong quá trình sử dụng và bảo trì van điều áp khí nén

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về van điều áp khí nén. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiếm thức cơ bản để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của hệ thống và kinh phí của đơn vị. Quý khách quan tâm đến sản phẩm cân tư vấn thêm về kỹ thuật hay báo giá van điều áp khí nén hãy gọi ngay đến Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: Ống hơi khí nén

Cập nhật lúc 15:56 – 28/03/2024

Rate this post

Bộ bôi trơn khí nén là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống khí nén. Chúng giúp làm giảm khả năng mài mòn, giúp chống ăn mòn. Qua đó giúp tăng tuổi thọ của thiết bị và cải thiện hiệu suất của hệ thống. Để hiểu rõ về bộ bôi trơn khí nén, mời các bạn cùng Van nhập khẩu theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

Bộ bôi trơn khí nén là gì?
Bộ bôi trơn khí nén là gì?

Giới thiệu bộ bôi trơn khí nén

Bộ bôi trơn khí nén hay còn gọi là bộ tiếp dầu bôi trơn khí nén, bộ lọc dầu khí nén tên tiếng anh là Air lubricator. Đây là thiết bị được sử dụng để cung cấp dầu trơn cho các thiết bị khí nén vận hành. Nó giúp đảm bảo các bộ phận, thiết bị sử dụng khí nén như van, xi lanh hay các dụng cụ khí nén vận hành trơn tru, ổn định.

Bộ lọc dầu khí nén còn đảm bảo hệ thống khí nén đều được bôi trơn theo dạng phun sương mù vào từng buồng khí nén nhằm giúp giảm ma sát, ngăn ngừa mài mòn và ăn mòn. Qua đó giúp kéo dài tuổi thọ và duy trì hiệu suất tối ưu.

Bộ bôi trơn khí nén có nhiều loại như bộ bôi trơn toàn lỗ, bộ bôi trơn chọn lọc. Chúng thường được lắp đặt cùng bộ lọc khí nén và van điều áp khí nén để kết hợp thành 1 bộ lọc khí nén hoàn chỉnh thường được gọi là bộ lọc đôi khí nén hay bộ lọc ba khí nén. Cho dù lắp cùng nhau hay riêng lẻ thì bộ bôi trơn khí nén này vẫn là phần tử lắp ở cuối cùng của hệ thống sau các thiết bị chấp hành như xi lanh khí nén, động cơ khí nén, van khí nén…

bo boi tron khi nen vnk
Bộ lọc dầu khí nén

Cấu tạo bộ bôi trơn khí nén

Bộ tiếp dầu bôi trơn khí nén được cấu tạo từ nhiều bộ phận, tiêu biểu như: Thân lọc, ống dẫn dầu, lỗ quan sát, vít điều chỉnh, van 1 chiều,…

Thân bộ lọc

Là bộ phận được thiết kế dạng cốc, bên trong có chứa dầu thường. Chúng thường được chế tạo từ chất liệu polycarbonate. Đây là loại nhựa dẻo có khả năng chịu áp lực lớn, nhiệt độ cao.

Ống dẫn dầu

Là bộ phận có chức năng chính là là đưa dầu từ cốc lên dầu phun. Qua đó giúp đầu phun sương hoạt động để cung cấp dầu bôi trơn cho hệ thống khí nén hay các thiết bị sử dụng khí nén ở phía sau.

Vít điều chỉnh

Là bộ phận giúp người vận hành điều chỉnh tốc độ dòng dầu vào luồng không khí. Qua đó giúp kiểm soát được lượng dầu trong quá trình vận hành.

cho phép người vận hành

Van 1 chiều

Là thiết bị nằm trong thân của bộ bộ bôi trơn. Chúng có nhiệm vụ chỉ cho phép khí nén đi vào và ngăn dòng khí nén vận chuyển ngược lại dẫn đến gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Cửa vào cửa ra

Đây là nơi khí nén vào và thoát ra khỏi bộ bôi trơn.

cau tao bo boi tron khi nen vnk
Cấu tạo bộ bôi trơn khí nén

Cơ chế vận hành của bộ bôi trơn khí nén

Thiết bị này hoạt động dựa theo nguyên lý Venturi về sự chênh lệch áp suất. Khi khí nén đi qua điểm hội tụ, lúc này áp suất đầu ra sẽ thấp hơn áp suất đầu vào. Chính điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất từ đó giúp cho các vật chất được hút lên theo ống dẫn.

Theo cấu tạo ta thấy khí nén từ hệ thống khí nén chính đi vào bộ bôi trơn thông qua cửa vào. Cửa của bộ bôi trơn bị chặn lại bởi lỗ của van 1 chiều theo một ống dẫn được gọi là ống Venturi. Ống này được đặt chìm trong bát dầu, lúc này dầu dưới áp suất được hút lên theo khí nén và phun ra dưới dạng sương ở đầu ra khí nén.

Van một chiều đặt trong thân bộ bôi trơn có nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ dòng chảy của dầu và đảm bảo nó phun đều vào khí nén. Tốc độ dầu phun dao động khoảng 0 ~ 120 giọt / phút. Tùy vào nhu cầu của hệ thống mà người vận hành có thể sử dụng núm vặn để điều chỉnh hợp lý.

co cau van hanh bo boi tron khi nen
Cơ cấu vận hành bộ bôi trơn khí nén

Tại sao phải sử dụng bộ bôi trơn khí nén

Bộ bôi trơn khí nén được sử dụng trong các hệ thống khí nén vì một số lý do như:

Giảm ma sát và mài mòn

Bộ bôi trơn làm giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động trong thiết bị khí nén, từ đó giảm thiểu mài mòn và kéo dài tuổi thọ của các bộ phận. Điều này giúp cải thiện độ tin cậy và hiệu quả làm việc của hệ thống khí nén.

Ngăn ngừa ăn mòn

Dầu bôi trơn cung cấp một lớp bảo vệ, qua đó giúp chống ăn mòn và hình thành rỉ sét trên bề mặt kim loại tiếp xúc với độ ẩm hay môi trường khắc nghiệt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các môi trường công nghiệp nơi thiết bị khí nén có thể phải chịu các chất ăn mòn hay điều kiện ngoài trời.

Kéo dài tuổi thọ linh kiện

Bằng cách giảm ma sát, bôi trơn sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị và linh kiện khí nén của bạn. Qua đó giúp bạn tiết kiệm tiền thay thế và giữ cho hệ thống của bạn chạy lâu hơn.

Ứng dụng của bộ bôi trơn khí nén

Có nhiều ứng dụng khác nhau trong đó bộ bôi trơn có thể được sử dụng trong hệ thống khí nén. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu:

Trong ngành dệt may

Máy kéo và máy may bằng khí nén có thể được bôi trơn để giảm ma sát và mài mòn cho các bộ phận chuyển động.

Trong vận chuyển vật liệu

Băng tải khí nén và các thiết bị vận chuyển vật liệu khác có thể được bôi trơn bằng chất bôi trơn để giảm mài mòn và nâng cao hiệu quả.

Trong công nghiệp in ấn

Máy ép khí nén và máy nhuộm có thể được bôi trơn để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Trong gia công

Các thiết bị xử lý bằng khí nén như máy ủi và máy ép có thể được bôi trơn bằng chất bôi trơn để giảm mài mòn.

Trong công nghiệp đóng gói

Thiết bị đóng gói bằng khí nén, chẳng hạn như máy đóng gói có thể được bôi trơn để giảm mài mòn và nâng cao hiệu quả. Chất bôi trơn có thể giúp giữ cho các thiết bị này hoạt động trơn tru, giảm nguy cơ ô nhiễm

ung dung bo boi tron khi nen vnk
Ứng dụng bộ bôi trơn khí nén

Những lưu ý khi lựa chọn bộ lọc dầu khí nén

Để bộ bôi trơn khí nén hoạt động ổn định, bền bỉ, tuổi thọ cao khi lựa chọn sản phẩm này cần lưu ý một số điểm như:

  • Thứ nhất. Lưu ý tốc độ của khí nén, bởi đây là điều quan trọng cần chú ý trước khi đưa ra lựa chọn bộ bôi trơn.
  • Thứ 2. Lưu ý áp suất vận hành của hệ thống. Bộ bôi trơn hiện nay thường được chế tạo từ chất liệu polycarbonate ( áp suất hoạt động tối đa 10bar) hay kim loại ( áp suất tối đa là 20 bar). Nên cần lưu ý đến áp suất vận hành của hệ thống để đảm bảo độ an toàn và tránh những rủi ro, hỏng hóc có thể xảy ra.
  • Thứ 3. Lưu ý đến chất bôi trơn của hệ thống khí nén. Bởi hệ thống khí nén rất phức tạp nên việc lựa chọn chất bôi trơn là rất quan trọng. Hiện nay có 2 dạng phun sương là bộ bôi trơn vi phun sương ( bơm các hạt dầu nhỏ) và bộ bôi trơn phun sương mù ( bơm các hạt dầu lớn).
  • Thứ 4. Lưu ý đến công suất hoạt động của hệ thống để lựa chọn dung tích của bộ bôi trơn. Qua đó đảm bảo công suất hoạt động của khí nén khi bơm dầu để tránh tình trạng dầu phải bơm liên tục cho bộ bôi trơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bộ tiếp dầu bôi trơn khí nén. Đây là một phụ kiện trong hệ thống khí nén, để xem các phụ kiện khác của hệ thống khí nén mời các bạn cùng theo dõi ở bài viết tiếp theo nhé. Nếu còn bất kì băn khoăn gì về bộ bôi trơn khí nén, bạn hãy gọi ngay đến Hotline của chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Xem thêm: Van điều chỉnh áp suất khí nén

Cập nhật lúc 15:36 – 28/03/2024

Rate this post

Bộ lọc khí nén là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống khí nén nói chung và thiết bị sử dụng khí nén nói riêng. Chúng có nhiệm vụ chính là lọc, tách tạp chất và độ ẩm ra khỏi khí nén. Nhờ vậy mà khí nén sạch, an toàn hơn. Qua đó giúp các thiết bị máy móc không bị hư hỏng, hơn gỉ sau thời gian dài sử dụng.

bo loc khi nen la gi vnk
Bộ lọc khí nén là gì?

Giới thiệu bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén tên tiếng anh là Compressed Air Filter. Đây là thiết bị được dùng để loại bỏ các loại tạp chất gây ô nhiễm nguồn khí trước khi đi vào hệ thống khí nén. Chúng có thể tách lọc nước, chất cặn bã hay chất bẩn… Đồng thời có thể duy trì và điều chỉnh áp suất khí hay phun dầu bôi trơn, để giảm độ ma sát của các cơ cấu truyền động bên trong hệ thống khí nén.

Compressed Air Filter rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại như bộ lọc khí nén đơn, đôi, bình dầu hay bộ lọc khí nén có điều chỉnh áp suất…Chúng đều được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, hiện đại nên tỉ lệ tách nước và tạp chất của chúng lên đến 99%. Qua đó đáp ứng nhu cầu sử dụng của các ứng dụng từ trong dân dụng cho đến công nghiệp, đặc biệt là các ứng dụng cần khí nén khô và sạch như trong sản xuất thực phẩm, dược phẩm…

Cấu tạo của bộ lọc khí nén

Van lọc

Đây là chi tiết quyết định đến chất lượng khí. Van lọc sẽ được cấu tạo bởi các bộ phận thân lọc, nắp chụp và tấm lưới lọc.

  • Thân lọc

Đây là nơi chứa hơi nước ngưng tụ và các chất cặn bã, tạp chất có lẫn trong không khí khi được lọc bởi tấm lưới. Với thiết kế dạng bầu thon dài và trong suốt giúp người dùng dễ dàng quan sát được mức độ cặn bẩn. Bên dưới thân lọc có cửa xả để làm sạch bầu chứa tránh phần thân lọc quá tải.

  •  Nắp chụp

Đây là thành phần cố định để kết nối bộ lọc vào hệ thống khí nén. Chúng được thiết kế gồm cửa nạp và cửa ra khí nén. Đây cũng là nơi gắn đồng hồ đo áp và điều chỉnh áp suất để hiển thị chỉ số áp suất khí nén đi qua thiết bị

  • Tấm lọc khí

Đây là chi tiết quan trọng nhất trong thiết bị, chúng có chức năng ngăn chặn các loại nước ngưng tụ và chất rắn có kích thước từ 5 µm đến 70 µm để luồng khí sạch nhất đi vào các hệ thống làm việc.

Van điều chỉnh áp suất

Là bộ phận có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất và giữ áp suất luôn ở mức ổn định dù cho áp đầu vào có sự thay đổi. Qua đó giúp bảo vệ an toàn cho hệ thống khi làm việc, tránh khỏi việc quá áp và hư hỏng các thiết bị.

Bên cạnh đó, van điều chỉnh áp suất sẽ được gắn cùng đồng hồ đo áp. Qua đó giúp người dùng có thể kiểm soát được áp lực của dòng khí nén khi đi qua van. Ngoài ra tại bộ phận này sẽ có nút vặn điều chỉnh áp suất cho phép áp lực khí nén tại đầu ra luôn đạt theo một mức độ mong muốn.

Van tra dầu (bình dầu)

Van tra dầu hay còn gọi là bình dầu, đây là bộ phận có nhiệm vụ chứa dầu bôi trơn và phun dầu dạng sương để làm sạch luồng khí nén.

Ngoài ra dầu sẽ theo khí để bôi trơn các khớp nối, xi lanh. Qua đó giúp giảm độ ma sát, làm mát và giảm nhiệt độcau tao bo loc khi nen vnk1 1

Nguyên lý hoạt động bộ lọc khí nén

Thiết bị này hoạt động hoàn toàn tự động, khí nén đi qua bộ lọc lưới hình ống sẽ tạo ra hiệu ứng kết hợp tích tụ.

Ở giai đoạn đầu khí nén được cấp từ nguồn vào bên trong bộ lọc, tại đây dưới sự tác động của lực ly tâm thì các hạt bụi bẩn, hơi nước, sợi ni lông…sẽ chuyển động ra bên ngoài, có khoảng 95% chất bẩn thô to được loại bỏ. Phần khí còn lại sẽ đi đến lọc tinh để được lọc sạch 1 lần nữa. Chất bẩn cùng với hơi nước ngưng tụ sẽ đi qua lưới tới vị trí buồng tách. Các chất thải này sẽ được rơi xuống đáy bầu lọc và tích tụ dần cho đến khi đầy..

Sau đó khí sạch sẽ đi qua cổng để đến bộ phận điều áp. Người vận hành sẽ theo dõi áp suất của khí nén được hiển thị trên đồng hồ đo áp. Nếu áp suất quá cao, vượt ngưỡng đề ra thì bộ phận chỉnh màng của điều áp sẽ thực hiện nhiệm vụ. Người dùng sẽ xoay vít vặn điều chỉnh để cho phép lượng khí nén ít hoặc nhiều tới cổng. Nếu khí nén có áp quá cao thì màng sẽ bị đẩy lên trên, khí nén sẽ bị thoát ra ngoài qua một cửa khí nhỏ ở trên nắp.

Tiếp theo khí nén sẽ đi đến van tra dầu, lượng dầu bôi trơn được chứa tại đây sẽ bị hút và phun lên dạng sương li ti để khí nén mang dầu đi ra cửa của bộ lọc và đi qua ống dẫn đi vào hệ thống làm việc.

Nếu là bộ lọc xả tay người vận hành sẽ theo dõi và tiến hành xả bằng tay thông qua nút vặn để đưa chất xả ra ngoài. Còn nếu là bộ lọc tự động thì khi chất bẩn đến 1 mức nhất định thì phao xả sẽ thực hiện xả chất xả ra môi trường bên ngoài.

Các loại bộ lọc khí nén thông dụng

Theo tính chất luồng khí

Bộ lọc dạng hạt (Particulate filters)

Là loại bộ lọc được thiết kế để loại bỏ các chất bẩn dạng hạt có kích thước lớn như hạt nhôm, hạt sắt, hạt nhựa… Bộ lọc hạt giúp không xảy ra sự cố mắc kẹt gây gián đoạn công việc. Qua đó giúp việc vận hành các bộ điều khiển khí nén an toàn và hiệu quả. Ngoài ra bộ lọc hạt giúp luồng khí nén sạch sẽ qua đó giúp tăng tuổi thọ của các thiết bị.

Bộ lọc than hoạt tính (Activated carbon filters)

Bộ lọc than hoạt tính hay còn gọi là bộ lọc hơi. Đây là thiết bị được thiết kế chuyên dụng cho những hệ thống sử dụng khí nén có mùi hay chất hữu cơ có mùi gây khó chịu.

Bộ lọc này được chế tạo từ chất liệu carbon, than hoạt tính có thể hút mùi, hút ẩm tốt.  Chúng thường được sử dụng trong các hệ thống khí nén phục vụ sản xuất, chế biến nông lâm sản, trong đóng gói thực phẩm hay dùng trong các bệnh viện với các bệnh nhân bị đường hô hấp, không thể tự thở.

Bộ lọc hợp nhất (Coalescing filters)

Bộ lọc hợp nhất hay bộ lọc kết hợp là bộ lọc có sự kết hợp của tất cả các chức năng như lọc bụi, lọc nước, lọc dầu. Bộ lọc này cho phép khả năng loại bỏ những hạt bụi có kích cỡ bé tới 0.1 mm có trong luồng khí nén. Đây là thiết bị lọc đang được sử dụng khá rộng rãi hiện nay bởi chúng đa chức năng và tiện lợi với mọi hệ thống.

Bộ lọc kết hợp lạnh (Cold coalescing filters)

Là bộ lọc được thiết kế để hoạt động ổn định trong các môi trường đặc biệt với nhiệt độ thấp khoảng 2 độ C ( 35 độ F). Đây là thiết bị quan trọng giúp loại bỏ hiệu quả hơi ẩm trong môi trường lạnh.

Bộ lọc nạp khí nén (Compressed intake filters)

Thiết bị lọc này cho phép lấy nước trong quá trình lọc. Đối với các hệ thống khí nén làm việc trong môi trường hóa chất độc hại thì bộ lọc nạp khái nén là lựa chọn tối ưu nhất. Bên cạnh việc lọc loại bỏ chất ô nhiễm có kích thước 0.3 µm thì chúng còn nạp nước trong quá trình lọc.

Theo cấu tạo

Bộ lọc đơn khí nén

Là kiểu bộ lọc chỉ tích hợp hai bộ phận van lọc và van điều chỉnh áp suất, không có thêm phần van phun dầu bôi trơn

Là bộ lọc được thiết kế dạng đơn lẻ 1 cái , chúng được tích hợp bởi 2 bộ phận là van lọc và van điều chỉnh áp suất mà không có phần van phun dầu bôi trơn.

Bộ lọc đơn được chế tạo từ nhiều loại vật liệu như hợp kim nhôm, nhựa cao cấp nên có thể lắp đặt được với nhiều ứng dụng khác nhau từ hệ thống máy nén khí, hệ thống sử dụng khí nén, thiết bị truyền động khí nén…

bo loc don khi nen vnk
Bộ lọc đơn khí nén

Bộ lọc đôi khí nén

Bộ lọc đôi khí nén hay bộ lọc khí nén đôi là sản phẩm chuyên dụng trong các ứng dụng có dung tích dưới 500ml. Chúng được cấu tạo bởi 2 bộ lọc khí nén kết hợp lại với nhau. Chúng giúp loại bỏ tạp chất và hơi nước 1 cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bộ lọc khí nén đôi được chế tạo từ các chất liệu hợp kim nhôm và nhựa cao cấp và được trang bị đồng hồ đo áp suất để kiểm tra áp suất của dòng khí nén đi qua. Bộ lọc này thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi mức độ lọc cao, như trong ngành thực phẩm và dược phẩm.

bo loc doi khi nen vnk
Bộ lọc đôi khí nén

Bộ lọc khí nén công nghiệp

Là bộ lọc khí nén được thiết được thiết kế để chịu được áp suất và dòng khí cao trong môi trường công nghiệp. Chúng thường được kết nối trực tiếp trên các đường ống chính của hệ thống khí nén với nhiệm vụ chính là lọc tách tạp chất khỏi khí nén, cung cấp nguồn khí sạch và khô  để bảo vệ các thiết bị khỏi hoen gỉ.

Bộ lọc khí nén công nghiệp có cấu tạo đầy đủ thường bao gồm 3 cốc lọc khí nén gồm lọc thô, lọc tinh và siêu tinh với kích thước lọc từ 3 micromet đến 0.01 micromet, một số thương hiệu cao cấp có thêm cốc lọc carbon hoạt tính, chuyên dụng trong y tế thực phẩm.

bo loc khi nen cong nghiep vnk
Bộ lọc khí nén công nghiệp

Theo hãng sản xuất

Bộ lọc khí nén AirTac

Airtac là thương hiệu nổi tiếng có trụ sở tại Đài Loan. Bộ lọc của thương hiệu này đa dạng về kích cỡ từ 10 đến 34mm, không những chất lượng tốt mà giá cả còn rất cạnh tranh. Nên chúng được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất, lắp ráp, chế biến…

Bộ lọc khí nén SMC

SMC là thương hiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, đây là đất nước có nền công nghiệp tiên tiến nên các sản phẩm có nguồn gốc từ đây đều có chất lượng vượt trội so với các thiết bị có cùng chức năng. Tuy nhiên giá thành của dòng sản phẩm này cũng tương đối cao.

Bộ lọc khí nén STNC

STNC là thương hiệu sản xuất các thiết bị, phụ kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chất lượng không hề thua kém các so với các thương hiệu khác. Sản phẩm đa dạng từ bộ lọc đơn , bộ lọc đôi với các kích thước ren 13, 17, 21, 27, 34, 42, 49, 60mm và áp suất 0-8Bar. Không những thế giá thành của dòng sản phẩm này còn rất cạnh tranh.

Các sản phẩm bộ lọc của STNC được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng sửa chữa, xưởng cơ khí, khu chế tác, hệ thống máy nén khí…

Bộ lọc khí nén STNC- Airtac-SMC
Bộ lọc khí nén STNC- Airtac-SMC

Ưu điểm của bộ lọc khí nén

  • Hoạt động hoàn toàn tự động không cần sự tác động từ các yếu tố bên ngoài
  • Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng
  • Đa dạng chủng loại, kích cỡ, phù hợp với nhu cầu của nhiều hệ thống.
  • Khả năng lọc sạch cao, chất lượng khí nén đạt đến 99,99%với những loại lọc cao cấp và 95-98% đối với các loại lọc thông thường.
  • Thiết bị hoạt động ổn định, bền bỉ, tuổi thọ cao
  • Giá thành rẻ, hiệu quả cao.

Ứng dụng của lọc khí nén

Trong các hệ thống khí nén trong các nhà máy sản xuất

Hệ thống khí nén được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy, để thực hiện những thao tác hay công việc có tính lặp lại, nhờ vào sự kết hợp nhiều loại thiết bị khí nén phù hợp. Bộ lọc khí nén được sử dụng trong hệ thống để đảm bảo, khí nén được sử dụng để vận hành hệ thống, đáp ứng được yêu cầu sạch, ổn định cũng như đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh áp suất.

Trong hệ thống khí nén trong các gara sửa chữa

Ở các gara sửa chữa quy mô lớn hay nhỏ đều sử dụng đến rất nhiều loại dung cụ, thiết bị vận hành bằng khí nén. Vì vậy 1 hệ thống có khả năng tạo ra và duy trì nguồn cung khí nén thích hợp, là cần thiết trong các gara. Mặc dù với công suất nhỏ hơn nhiều so với quy mô công nghiệp, nhưng chúng cũng cần sử dụng đến bộ lọc khí nén, để lọc sạch khí trước khi sử dụng cho các thiết bị khí nén.

Trong các loại máy móc phương tiện

Bộ lọc cũng là bộ phận được sử dụng khá phổ biến, trên một số loại máy móc và phương tiện, đặc biệt là trên những phương tiện cỡ lớn như: Máy bay, tàu biển, xe container, các loại máy móc xây dựng hạng nặng,…

Trong ngành van công nghiệp

Bộ lọc khí nén được sử dụng rất phổ biến trong ngành van công nghiệp, đặc biệt là trong các hệ thống van điều khiển bằng khí nén. Bộ lọc khí được lắp đặt để làm sạch luồng khí nén trước khi được nạp vào bộ truyền động, xy lanh khí nén hay van điện từ khí nén. Điều này giúp đảm bảo luồng khí nén sạch, qua đó giúp

Giảm thiểu khả năng làm gỉ sét, hư hỏng các các cơ cấu truyền động trong các thiết bị truyền động khí nén. Qu đó  giúp đảm bảo tuổi thọ lâu dài và hiệu suất làm việc tối đa của thiết bị.

ung dung bo loc khi nen vnk1
Ứng dụng bộ lọc khí nén

Các lỗi thường gặp ở bộ lọc khí nén nguyên nhân và cách khắc phục

Bộ lọc khí nén không tách được nước và bụi

Hiện tượng này có thể xảy ra là do lắp đặt sai bộ lọc khí, mức cặn bã trong bầu chứa cao mà không loại bỏ nên gây ra hiện tượng chặn tại đầu lọc.

Để khắc phục hiện tượng này cần chú ý lắp đặt đúng chiều dòng chảy quy định, cửa vào và cửa ra phải cùng hướng với dòng chảy.

Cần loại bỏ chất cặn tại bầu lọc định kỳ để tránh việc bộ lọc quá tải.

Không khí thoát vào khí quyển ở van điều chỉnh áp suất

Hiện tượng này xảy ra là do lắp ngược chiều của van. Khi luồng khí đi vào không đúng chiều sẽ đẩy màng van và đi ra ngoài.

Để khắc phục hiện tượng này chỉ cần lắp đúng chiều bộ điều chỉnh áp suất.

Áp lực của dòng khí nén giảm khi đi qua van

Hiện tượng này xảy ra là di màng lọc trong quá trình hoạt động bị bám bẩn, bịt tắc các lỗ thông qua nên làm giảm tốc độ và lưu lượng khí nén đi qua thiết bị. Nên cần thường xuyên kiểm tra, làm sạch lưới lọc, bầu lọc và không đặt áp suất quá 1600kPa vào van điều chỉnh áp.

Hướng dẫn vệ sinh bộ lọc khí nén

  • Bước 1. Tắt máy nén khí và để nguội trước khi kiểm tra, xử lý
  • Bước 2. Rút và tháo nắp trên của bộ lọc khí ra khỏi đế bộ lọc
  • Bước 3. Thực hiện kiểm tra trực quan của nắp trên và lưu ý bất kỳ vấn đề gì khác thường.
  • Bước 4. Cẩn thận loại bỏ cặn bẩn ra khỏi bộ lọc
  • Bước 5. Kiểm tra lõi lọc
  • Bước 6. Thổi bụi bẩn ra khỏi các bộ lọc khí nén bằng áp suất thấp
  • Bước 7. Nếu chưa cần thiết phải thay thế, cần nhẹ nhàng vệ sinh sạch sẽ khoang chứa lọc
  • Bước 8. Lắp trở lại bộ lọc ngoài

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về bộ lọc khí nén. Hi vọng rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản để có thể lựa chọn được bộ lọc khí nén phù hợp với nhu cầu của hệ thống và kinh phí của đơn vị mình. Quý khách hàng quan tâm đến dòng sản phẩm này cần tư vấn thêm về kỹ thuật hay báo giá các loại lọc khí nén hãy gọi ngay đến Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: Bộ lọc dầu khí nén

Cập nhật lúc 15:34 – 28/03/2024

Rate this post

Bình tích áp khí nén là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống khí nén. Thiết bị này đảm nhiệm chức năng lưu trữ khí nén để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Trong bài viết này Van nhập khẩu sẽ chia sẻ chi tiết về bình tích áp khí nén, mời các bạn cùng theo dõi!

binh tich ap khi nen la gi vnk
Bình tích áp khí nén là gì?

Giới thiệu bình tích áp khí nén

Bình tích áp khí nén hay còn gọi là bình áp lực khí nén, bình chứa khí nén, bình thu khí nén, bình giãn nở…Đây là một trong những thiết bị quan trọng của hệ thống khí nén. Chúng có chức năng dự trữ và duy trì sự ổn định áp suất trong hệ thống. Qua đó giúp hệ thống hoạt động ở trạng thái ổn định và an toàn.

Bình chứa khí nén còn có nhiệm vụ tách nước trong khí nén, giúp hạ nhiệt độ và làm mát dầu. Với những chức năng trên có thể thấy thiết bị này có vai trò quan trọng trọng để giúp quá trình cung cấp khí nén được ổn định và không bị gián đoạn.

Bình tích áp lực khí nén thường được thiết kế hình trụ và được chế tạo từ chất liệu kim loại chắc chắn nên có độ bền cao và có khả năng chịu áp lực tốt. Bên ngoài vỏ bình được phủ một lớp sơn tĩnh điện để chống tình trạng oxi hóa, ăn mòn khí tiếp xúc với môi trường. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, phòng cháy chữa cháy…

cac loai binh tich ap khi nen vnk
Các loại bình tích áp khí nén

Cấu tạo bình tích áp khí nén

Bình tích áp khí nén được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là vỏ bình và ruột bình

Vỏ bình

Là bộ phận thường được chế tạo từ chất liệu kim loại như như inox, thép. Đây là những loại vật liệu cứng cáp, có khả năng chống ăn mòn tốt, hạn chế oxi hóa và an toàn khi bị va đập.

Đây là bộ phận có nhiệm vụ bảo vệ ruột bình, trên vỏ còn có đầu khí vào và khí ra, các vị trí cổng kết nối cho van an toàn, van xả, đồng hồ áp suất,

Ruột bình

Là bộ phận được làm từ chất liệu cao su tổng hợp EPDM, có thể chịu nhiệt độ lên đến 100 độ C, áp lực có thể điều chỉnh từ 2 bar đến 16 bar.

Đặc biệt trong lõi bình chứa khí Nito có tác dụng duy trì ổn định áp lực đầu vào, đầu ra và bên trong bình chứa.

cau tao binh tich ap khi nen vnk
Cấu tạo bình chứa khí nén

Nguyên lý hoạt động bình chứa khí nén

Bình chứa khí nén có nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản chỉ với 2 quá trình nạp khí và xả khí, cụ thể như sau:

Quá trình nạp khí

Khi máy nén khí chưa hoạt động, bình tích áp khí nén hoàn toàn không có khí. Sau khi kích hoạt máy nén khí, một lượng khí nén sẽ đi vào bình chứa thông qua đường khí dẫn vào. Lúc này phần ruột bình bằng cao su sẽ được bơm đầy khí nén. Khi đủ dung tích rơ le sẽ tự ngắt để kết thúc quá trình nạp khí.

Quá trình xả khí

Sau khi đã được nạp đủ khí, lượng khí nén bên trong sẽ được cung cấp đến các thiết bị cần sử dụng thông qua đường ống dẫn nối với đầu ra. Khi khí nén trong bình cạn, rơ le tự động sẽ truyền tín hiệu đến máy nén khí hoạt động và tiếp tục thực hiện quá trình nạp khí mới. Hai quá trình này sẽ tạo 1 vòng tuần hoàn.

nguyen ly hoat dong binh tich ap khi nen vnk
Nguyên lý hoạt động bình tích áp khí nén

Các loại bình tích áp khí nén thông dụng

Theo chức năng

  • Bình tích áp tải trọng
  • Bình tích áp lò xo
  • Bình tích áp khí nén dùng thủy lực

Theo hình dạng

  • Bình tích áp dạng đứng
  • Bình tích áp dạng nằm ngang
binh tich ap khi nen dang dung va nam ngang vnk
Bình tích áp khí nén dạng đứng và nằm ngang

Theo cấu tạo

  • Bình chứa khí nén bằng inox
  • Bình chứa khí nén bằng thép

Theo dung tích

  • 300L
  • 350L
  • 500L
  • 600L
  • 1000L
  • 2000L
  • 3000L
  • 5000L
  • 10000L
  • 20000L…

Chức năng của bình tích khí nén

Lưu trữ khí nén

Chức năng chính của bình tích khí là giúp tích trữ lượng khí nén mà máy nén khí nén vào. Sau đó khí nén trong bình sẽ được cung cấp đến các thiết bị khi có nhu cầu sử dụng ngay cả khi máy nén khí không hoạt động. ĐIều này rất hữu ích trong những trường hợp nhu cầu không khí cao trong thời gian ngắn mà chỉ riêng máy nén không thể xử lý được.

Cung cấp áp suất không khí ổn định

Khí nén đến trực tiếp từ máy nén khí có thể dao động do chu kỳ bật và tắt của máy nén. Khi đó bình khí nén hoạt động giống như 1 bộ đệm, làm dịu những dao động áp suất này và cung cấp luồng không khí ổn định hơn cho hệ thống. Điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng khí nén đòi hỏi áp suất ổn định để vận hành tốt.

Giảm chu kỳ máy nén khí

Máy nén khí bật và tắt để duy trì áp suất trong hệ thống. Bình khí nén giúp giảm các chu kỳ này bằng cách cung cấp một lượng khí nén dự trữ. Điều này làm giảm hao mòn trên máy nén khí. Qua đó giúp tăng tuổi thọ và độ bền của máy nén khí.

Tách nước một phần trong khí nén

Khi không khí nguội đi trong quá trình nén, hơi ẩm ngưng tụ và có thể tích tụ xuống days bình. Bình chứa khí nén thường có van xả ở phía dưới để định kỳ loại bỏ lượng nước ngưng tụ này. Điều này giúp ngăn ngừa sự ăn mòn trong đường ống và thiết bị ở hạ lưu.

An toàn

Bình tích khí nén được thiết kế và chế tạo để chịu được áp suất cao của không khí lưu trữ. Chúng cũng được trang bị van giảm áp giúp tự động xả áp suất dư thừa trong trường hợp xảy ra trục trặc, tăng thêm lớp an toàn cho hệ thống.

Cách tính thể tích bình tích áp khí nén
Cách tính thể tích bình tích áp khí nén

Cách tính thể tích bình tích áp khí nén phù hợp

Tại sao phải tính thể tích bình khí nén trước khi lắp đặt hệ thống?

  • Nếu chọn bình tích khí quá lớn so với công suất của máy nén khí sẽ gây lãng phí điện năng.
  • Còn nếu chọn bình tích khí có dung tích quá nhỏ sẽ khiến máy nén khí phải hoạt động liên tục dẫn đến rút ngắn tuổi thọ máy nén khí. Ngoài ra nếu bình tích khí quá nhỏ sẽ khiến áp suất sử dụng khí cho các máy móc thiết bị không ổn định.

Nên cần lựa chọn loại bình tích áp có kích thước hợp lý.

Kích thước bình tích áp được tính theo công thức sau:

V = (Q x Pa) / (P1 + Pa)

Trong đó:

  • V: Kích thước máy thu tính bằng feet khối
  • Q: Công suất máy nén tính bằng cfm
  • Pa: Áp suất khí quyển tiêu chuẩn tính bằng psia
  • P1: Áp suất nén tính bằng psig.
ung dung binh tich ap khi nen vnk
Ứng dụng bình tích áp khí nén

Ứng dụng bình tích áp khí nén

Với thiết kế đơn giản, độ bền cao, khả năng chịu nhiệt độ và áp lực tốt, hiện nay bình tích áp khí nén đang được sử dụng khá rộng rãi, tiêu biểu như:

Sử dụng trong công nghiệp

Bình khí nén được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở công nghiệp để cung cấp năng lượng cho các dụng cụ khí nén như cờ lê tác động, súng bắn đinh, máy khoan, máy chà nhám và súng phun. Chúng cung cấp nguồn điện di động và thuận tiện cho nhiều công việc khác nhau trên sàn nhà máy, công trường, cửa hàng sửa chữa ô tô và dây chuyền lắp ráp.

Lặn bằng bình dưỡng khí

Bình khí nén đóng vai trò là nguồn cung cấp khí thở chính cho thợ lặn. Những bình chứa này lưu trữ không khí áp suất cao, cho phép thợ lặn khám phá môi trường dưới nước trong thời gian dài. Chúng thường được làm bằng nhôm hoặc thép và có nhiều kích cỡ khác nhau để đáp ứng các nhu cầu lặn khác nhau.

Thiết bị chữa cháy

Lính cứu hỏa sử dụng bình khí nén làm nguồn khí thở trong thiết bị thở khép kín (SCBA) trong quá trình chữa cháy. Những chiếc xe tăng này cho phép lính cứu hỏa đi vào môi trường đầy khói hoặc nguy hiểm một cách an toàn và thực hiện các hoạt động cứu hộ hoặc dập tắt đám cháy.

Trong lĩnh vực y tế

Bình khí nén được sử dụng trong các thiết bị y tế như máy thở, máy gây mê và thiết bị trị liệu hô hấp. Chúng cung cấp nguồn khí nén đáng tin cậy để cung cấp oxy hoặc các loại khí khác cho bệnh nhân trong bệnh viện, phòng khám và các tình huống y tế khẩn cấp.

Trong công nghiệp hàng không vũ trụ

Bình khí nén là bộ phận không thể thiếu của hệ thống máy bay, đặc biệt là trong hệ thống phanh máy bay và thiết bị hạ cánh. Chúng lưu trữ khí nén được sử dụng để vận hành hệ thống thủy lực điều khiển chuyển động của máy bay trên mặt đất và trong quá trình hạ cánh.

Trong hệ thống HVAC

Bình tích áp khí nén được sử dụng trong hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC) cho các chức năng khác nhau như điều khiển khí nén, nén khí và cấp nguồn cho bộ truyền động khí nén cho bộ giảm chấn và van.

Trong công nghiệp thực phẩm và đồ uống

Khí nén được sử dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm và đồ uống cho các nhiệm vụ như vận chuyển nguyên liệu bằng khí nén, cung cấp năng lượng cho thiết bị như máy chiết rót và máy đóng gói, đồng thời cung cấp khuấy trộn trong quá trình trộn và trộn.

Trong các hệ thống cấp nước

Bình tích khí được sử dụng trong các hệ thống cấp nước ở các tòa nhà cao tầng sử dụng các loại máy bơm công suất lớn, máy bơm mini ở các hộ gia đình.

Trong xử lý nước thải

Khí nén được sử dụng trong hệ thống sục khí cho các nhà máy xử lý nước thải. Bể chứa khí lưu trữ khí nén sau đó được khuếch tán vào bể chứa nước thải để thúc đẩy các quá trình sinh học phân hủy chất hữu cơ và làm sạch nước.

Lưu ý khi sử dụng bình tích áp khí nén

Để đảm bảo hiệu quả vận hành cũng như độ an toàn cho quá trình sử dụng bình tích áp khí nén cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không lắp đặt bình chứa khí nén nói chung tại vị trí có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời hay cạnh các vật dụng dễ cháy nổ. Nên đặt máy, bình chứa khí ở nơi khô thoáng.
  • Không sử dụng áp lực hay lưu lượng khí nén vượt mức thông số của bình tích áp khí nén. Vì quá tải có thể dẫn đến cháy nổ nếu van an toàn gặp sự cố hoặc không xả kịp.
  • Cần vệ sinh và bảo dưỡng bình thường xuyên để tránh bụi bẩn tích tụ lâu ngày làm hỏng thiết bị.
  • Cần xả nước bên trong bình khí nén thường xuyên, tránh để nước bên trong lâu ngày vừa giảm hiệu suất làm việc vừa dễ sinh ra hoen gỉ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bình tích áp khí nén. Thiết bị này đa dạng mẫu mã, chủng loại, kích cỡ đáp ứng nhu cầu không khí của nhiều hệ thống khí nén. Hi vọng những chia sẻ này của của chúng tôi giúp bạn đọc có thêm những kiến thức cơ bản để có thể lựa chọn được những chiếc bình tích áp phù hợp với đáp ứng được nhu cầu của hệ thống và kinh phí của đơn vị mình. Nếu Quý khách còn băn khăn về kỹ thuật hãy liên hệ ngay Hotline của chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Xem thêm: Hệ thống khí nén

Xem thêm: Bộ lọc khí nén

Cập nhật lúc 15:32 – 28/03/2024

Rate this post

Máy sấy khí là thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong các hệ thống khí nén. Chúng có nhiệm vụ tách hơi nước có trong không khí trước khi đưa vào hệ thống khí nén. Thiết bị này thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy lớn, các hệ thống máy nén khí công nghiệp. Để hiểu rõ về máy sấy khí nén, mời các bạn cùng Van nhập khẩu theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

may say khi la gi vnk
Máy sấy khí là gì?

Giới thiệu máy sấy khí

Máy sấy khí hay còn gọi là máy sấy không khí tên tiếng anh là Air Dryer. Đây là thiết bị có nhiệm vụ sấy khô và làm sạch khí nén được cung cấp máy nén khí. Chúng giúp loại bỏ độ ẩm trong không khí để bảo vệ các thiết bị hạ lưu. Máy sấy khí sử dụng khả năng hấp thụ, lọc, làm lạnh hay khuếch tán để loại bỏ độ ẩm dư thừa trong không khí.

Máy sấy không khí hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chúng đều hút hơi ẩm ra khỏi không khí để hơi nước không ngưng tụ cũng như giúp hệ thống tiếp tục hoạt động với hiệu suất tối đa. Đây là thiết bị vô cùng quan trọng trong các hệ thống khí nén, chúng thường được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp.

cac loai may say khi vnk
Các loại máy sấy khí nén

Các loại máy sấy khí nén thông dụng

Máy sấy khí nén lạnh

Là thiết bị hoạt động tương tự như một chiếc tủ lạnh. Chúng được sử dụng rộng rãi nhất trong các hệ thống khí nén. Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc ngưng tụ, chúng làm mát khí nén đến khoảng 3 độ C, qua đó cho phép hơi ẩm lơ lửng trong khí ngưng tụ thành dạng lỏng. Khi nước được loại bỏ, không khí khô sẽ tiếp tục di chuyển đến các ứng dụng cần đến nó.

Máy sấy khí lạnh được sử dụng khả rộng rãi do chi phí thấp, hoạt động ổn định, dễ vận hành và sửa chữa.

Tuy nhiên hiệu suất tách nước trong không khí của thiết bị này không triệt hoàn toàn chỉ đạt 90-95%, nên chúng không thích hợp với các ứng dụng có độ nhạy cao nơi ngay cả một lượng nước nhỏ cũng có thể gây bất lợi.

may say khi nen lanh vnk
Máy sấy khí nén lạnh

Máy sấy khí nén hấp thụ

Là thiết bị có hình dạng 2 tháp đứng song song, bên trong mỗi tháp đều chứa các hạt hút ẩm luân phiên nhau hấp thụ hơi nước trong không khí và tái sinh đẩy hơi nước hấp thụ được ra môi trường bên ngoài. Hạt hút ẩm thông thường là hạt silicagel (SiO2) có tính năng ngậm nước. Nhiệt độ để tái sinh hạt hút ẩm từ -70 đến -40 độ C.

Loại máy sấy này có thể đạt được điểm sương rất thấp mà không bị đóng băng; tách bụi bẩn, hơi nước ra khỏi khí nén một cách hiệu quả, lên đến 99%.

Tuy nhiên giá thành của dòng sản phẩm này cũng tương đối cao và cần thường xuyên bảo dưỡng, thay thế phụ tùng tiêu hao như hạt hút ẩm.

may say khi nen hap thu vnk
Máy sấy khí nén hấp thụ

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy sấy khí nén

Máy sấy khí hiện nay có 2 loại chính là máy sấy khí nén lạnh và máy sấy khí nén hấp thụ, mỗi loại sẽ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động riêng. Cụ thể như sau:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy sấy khí nén lạnh

Cấu tạo

Máy sấy khí kiểu làm lạnh được cấu tạo từ các bộ phận chính như:

  • Hộp điện để khởi động và điều khiển máy sấy
  • Quạt tản nhiệt cho giàn trao đổi nhiệt
  • Giàn trao đổi nhiệt làm mát khí gas nóng
  • Bộ xả nước tự động
  • Bình trao đổi nhiệt
  • Van nối tắt gas nóng
  • Bộ tách gas lỏng
  • Máy nén khí gas
  • Đường khí đi vào và đi ra
  • Mặt điều khiển gồm đồng hồ và các công tắc điều khiển
nguyen ly hoat dong may say khi lam lanh vnk
Nguyên lý hoạt động máy sấy không khí làm lạnh

Nguyên lý hoạt động

Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi nhiệt độ. Chúng sử dụng nhiệt độ lạnh để ngưng tụ hơi nước từ đó tách hơi ẩm, chất lỏng khỏi khí nén. Cụ thể như:

Khí nén đi vào máy sấy tiếp đó tới giàn trao đổi nhiệt. Ở đây, khí nén được làm mát sơ bộ trước khi đi qua giàn trao đổi nhiệt với khí gas lạnh.

Khi nén tiếp tục di chuyển qua dàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas lạnh. Sau đó chuyển động đảo chiều trong các ống dẫn môi chất lạnh với nhiệt độ điểm sương trong khoảng 2 đến 10 độ C.

Khi khí nén gặp nhiệt độ lạnh,hơi nước và chất lỏng lẫn bên trong sẽ ngưng tụ thành thể rắn. Còn khí nén khô được nâng nhiệt độ lên khoảng từ 6 đến 15 độ rồi được đưa ra ngoài.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy sấy khí hấp phụ

Máy sấy khí hấp thụ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác hoàn toàn loại mấy sấy lạnh. Dòng máy sấy này thường được thiết kế vớ 2 tháp trụ tròn song song, bên trong chứa các hạt siêu hút ẩm. Cụ thể:

Cấu tạo

Máy sấy khí nén hấp thụ được cấu tạo từ 5 bộ phận chính như:

  • Van khí nén đầu vào
  • Van xả khí nén
  • Bộ phận giảm thanh
  • Van một chiều cửa xả khí
  • 2 tháp trụ song song
  • Các hạt siêu hút ẩm bên trong các tháp trụ
nguyen ly hoat dong may say khi hap thu vnk
Cấu tạo nguyên lý hoạt động máy sấy khí hấp thụ

Nguyên lý hoạt động

Khác dòng máy sấy khí lạnh, máy sấy hấp thụ không sử dụng nhiệt độ để làm khô khí nén mà chúng sử dụng các hạt siêu hút ẩm có khả năng tái tạo sau mỗi lần sử dụng.

Khí nén di chuyển từ máy nén khí trục vít, đi qua van khí nén đầu vào bên trong máy sấy khí. Tại đây bộ điều khiển của máy sẽ điều khiển cho khí nén đi vào 1 trong 2 tháp trụ, tháp còn lại sẽ có nhiệm vụ tái sinh các hạt hút ẩm để chuẩn bị cho tru trình tiếp theo và cứ tuần hoàn như thế cho đến khi hoàn tất công việc.

Tuy có thể tự tái tạo nhưng các hạt hút ẩm này có tuổi thọ nhất định. Nên sau 1 thời gian sử dụng cần thay thế để đảm bảo hiệu suất công việc tốt nhất.

Vai trò của máy sấy khí nén

Là thiết bị có vai trò quan trọng trong các hệ thống khí nén, dưới đây là một số tác dụng cụ thể của máy sấy khí:

Chống ăn mòn

Độ ẩm trong khí nén có thể gây rỉ sét và ăn mòn đường ống, van, thiết bị khí nén. Bằng cách loại bỏ độ ẩm máy sấy khí giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Qua đó giảm chi phí bảo trì và thời gian ngừng hoạt động.

Ngăn chặn sự đóng băng

Nếu hơi nước ngưng tụ thành nước, nước có thể đóng băng trong đường ống khi gặp nhiệt độ thấp có thể gây tắc nghẽn hay hư hỏng thiết bị. Máy sấy sẽ ngăn ngừa vấn đề này bằng cách giữ cho không khí khô ráo.

Cải thiện chất lượng sản phẩm

Đối với các ngành công nghiệp như thực phẩm, dược phẩm, đồ uống hay điện tử, khí nén có thể tiếp xúc với sản phẩm. Sự hiện diện của hơi ẩm trong khí nén có thể làm nhiễm bẩn sản phẩm hay làm hư hỏng các bộ phận nhạy cảm. Không khí khô sẽ giúp đảm bảo chất lượng cũng như tính đồng nhất của sản phẩm.

Tiết kiệm năng lượng

Không khí khô thường cần ít năng lượng hơn để nén và vận chuyển so với không khí ẩm. Nên bằng cách loại bỏ độ ẩm, máy sấy khí nén sẽ giúp cải thiện hiệu suất của hệ thống khí nén. Qua đó giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí vận hành

Tăng hiệu quả

Không khí khô cho phép thiết bị khí nén hoạt động ở mức hiệu suất tối ưu. Độ ẩm giảm dẫn đến hiệu suất công cụ không khí tốt hơn. Qua đó giúp kiểm soát chính xác hơn các quy trình khí nén và hiệu quả tổng thể được cải thiện.

ung dung may say khi nen vnk
Ứng dụng máy sấy khí nén

Ứng dụng nổi bật của máy sấy khí

Ngày nay máy sấy khí đang được sử dụng rộng rãi từ trong sản xuất đến đời sống, tiêu biểu như:

Trong chế biến thực phẩm và đồ uống

Máy sấy không khí rất quan trọng để đảm bảo không khí sạch và khô cho các quy trình như đóng chai, sấy khô hay vận chuyển bằng khí nén. Bởi độ ẩm có thể gây ô nhiễm hay hư hỏng các sản phẩm thực phẩm và đồ uống.

Trong công nghiệp dược phẩm

Môi trường vô trùng rất cần thiết trong sản xuất dược phẩm. Máy sấy đảm bảo không khí khô, vô trùng cho các quy trình quan trọng cũng như ngăn ngừa ô nhiễm thuốc do độ ẩm.

Trong sản xuất nông nghiệp

Thiết bị này có thể giúp bà con sấy khô các loại nông sản như gạo, ngô, khoai … một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như bảo quản nông sản tốt hơn, tránh bị hư hỏng, mọc mầm do ảnh hưởng của thời tiết.

Trong sản xuất điện tử

Các linh kiện điện tử mỏng manh dễ bị ăn mòn do độ ẩm. Máy sấy cung cấp không khí khô để ngăn chặn điều này và đảm bảo hiệu suất đáng tin cậy của các thiết bị điện tử.

Trong xây dựng

Thiết bị giúp cung cấp khí nén khô và sạch hỗ trợ cho quá trình vận hành, vận chuyển nhiều loại máy móc như máy phun bê tông, máy khoan,…được diễn ra dễ dàng hơn.

Trong giao thông vận tải

Thiết bị này giúp cung cấp năng lượng cho các thiết bị điều chỉnh để đóng mở cửa xe hay hệ thống đường ray xe lửa.

Trong xử lý hóa học

Ở nhiều phản ứng hóa học cần không khí khô để hoạt động chính xác và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến độ ẩm. Máy sấy đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì điều kiện tối ưu cho các quá trình hóa học.

Trong y tế

Máy sấy không khí giúp đảm bảo cho các loại máy móc, trang thiết bị không bị ẩm mốc. Từ đó hạn chế tình trạng gây ra sai số khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả điều trị.

Những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng máy sấy khí công nghiệp

Để máy sấy khí hoạt động ổn định bền bỉ, tuổi thọ và hiệu suất cao cần lưu ý những điểm sau:

  • Cần lắp đặt máy sấy khí trước bình tích áp và sau máy bơm khí nén
  • Lắp đặt thiết bị ở những vị trí bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát, ít bụi bẩn
  • Khi lắp đặt các linh kiện cần được thực hiện bởi những nhân viên kỹ thuật hay những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
  • Không tự ý lắp thêm, các linh kiện khác vào máy nếu chưa tham khảo ý kiến của chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật.
  • Lựa chọn loại máy sấy phù hợp với nhu cầu sử dụng và công suất của máy nén khí
  • Vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị thường xuyên, định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề, cũng như xử lý sự cố một cách nhanh chóng nhất.
nhung luu y khi lap dat may say khi nen vnk
Những lưu ý khi lắp đặt máy sấy khí nén

Các lỗi thường gặp ở máy sấy khí nguyên nhân và cách khắc phục

Máy sấy khí không hoạt động

Máy sấy không hoạt động có thể do nhiều nguyên nhân như:

Máy sấy khí chưa được cấp điện

  • Có thể do cầu chì máy bị đứt, aptomat bị hỏng hay do đường cấp nguồn cho máy bị đứt.
  • Cần tiến hành kiểm tra mối nối, thay thế cầu chì, aptomat hay dây cấp nguồn

Máy sấy được cấp điện nhưng vẫn không hoạt động

  • Do điện áp cung cấp cho máy không đảm bảo, cụ thể như máy yêu cầu điện áp 110v nhưng lại cấp điện áp 220v. Cần đảm bảo cung cấp ứng điện áp mà nhà sản xuất đã khuyến cáo.
  • Tiếp điểm mạch điện bị hỏng, nối lại tiếp điểm
  • Rơ le nhiệt độ bị hỏng, trong trường hợp nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng khiến rơ le bị ngắt, đồng nghĩa máy sấy khí không hoạt động. Nên nếu rơ le hỏng cần thay mới.
  • Rơ le áp suất hỏng, đây là lỗi thường gặp ở máy sấy, cũng giống như rơ le nhiệt độ, rơ le áp suất hỏng cũng khiến máy sấy không hoạt động. Nên cần thay mới để máy có thể hoạt động bình thường.

 Máy sấy khí không tách được nước

Do bố trí đường ống không phù hợp

  • Van bypass đóng không hết, Cần kiểm tra lại van bypass
  • Khí nén không qua được máy sấy khí, cần mở hết van khí vào và khí ra của máy sấy khí
  • Máy sấy không đặt trên mặt phẳng, cần đặt lại máy trên mặt phẳng
  • Van xả nước tự động bị nghiêng, cần căn chỉnh lại vị trí đặt van xả nước.
  • Ống xả nước cao hơn van xả nước, cần thiết kế lại đường ống xả nước.

Lưu lượng khí nén do máy nén khí sinh ra quá lớn

Do lưu lượng khí do máy nén khí sinh ra lớn hơn lưu lượng máy sấy khí có thể sấy khô. Để khắc phục lỗi này cần phải thiết kế lại hệ thống khí nén bằng cách thay thế máy sấy có công suất lớn hơn hoặc bổ sung thêm máy sấy khí.

Đồng hồ nhiệt độ bay hơi chỉ dừng ở mức không bình thường

Nếu đồng hồ nhiệt độ bay hơi dừng ở mức không bình, bạn cần sửa máy sấy khí ở 2 yếu tố sau:

  • Nếu nhiệt độ điểm sương quá cao, khi đó cần điều chỉnh van điều tiết khí ga nóng cho phù hợp.
  • Còn khi nhiệt độ môi trường hoặc nhiệt độ khí vào quá thấp, cần tắt máy khi nhiệt độ xuống dưới 2 độ C.
  • Nếu khí bị bẩn hay hệ thống thông gió có vấn đề, cần chọn vị trí lắp đặt máy thích hợp và tiến hành cải thiện thông gió.
  • Do gas lạnh bị rò rỉ nên hiệu suất làm lạnh không tốt, cần khắc phục hiện tượng rò rỉ và bơm ga lạnh đầy đủ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về máy nén khí. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản để có thể lựa chọn được loại máy sấy khí phù hợp với nhu cầu của hệ thống cũng như kinh phí của đơn vị mình.

Xem thêm: Bình chứa khí nén

Cập nhật lúc 15:28 – 28/03/2024

Rate this post

Máy nén khí là thiết bị cơ khí có khả năng tăng áp suất cho không khí và dự trữ dưới dạng khí nén để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Nhờ tính ứng dụng rộng rãi mà thiết bị này đang được ứng dụng rộng rãi từ trong công nghiệp cho đến dân dụng. Để hiểu rõ về máy nén khí mời các bạn cùng Van nhập khẩu theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

may nen khi la gi vnk
Máy nén khí là gì?

Đôi nét về máy nén khí

Máy nén khí tên tiếng anh là compressor là thiết bị cơ khí chuyển đổi năng lượng thường là động cơ điện hay động cơ xăng/ diesel thành khí nén. Chúng hoạt động bằng cách hút không khí vào và tạo ra luồng không khí áp suất cao để có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Máy nén khí rất đa dạng từ mẫu mã, chủng loại, kích cỡ. Đây là công cụ linh hoạt được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, thương mại hay dân dụng với các mục đích khác nhau như cung cấp năng lượng cho các công cụ như súng phun hơi để thổi bụi hoặc nước, hay đến các loại máy có bộ phận quay như máy vít đinh, máy khoan, máy đánh nhám,…thậm chí là trong một số hệ thống HVAC…

cac loai may nen khi vnk
Các loại máy nén khí

Cấu tạo máy nén khí

Máy nén khí có nhiều loại và kiểu dáng khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều được cấu tạo từ các bộ phận cơ bản sau:

Bình chứa khí

Là bộ phận có nhiệm vụ tích trữ và cung cấp khí nén cho các hệ thống khi có nhu cầu. Đồng thời chúng giúp duy trì, ổn định áp suất, giảm tải cho động cơ máy nén.

Ngoài ra bình chứa khí còn có chức năng tương tự như một thiết bị ngưng một phần bụi bẩn, nước.

Bình chứa khí có nhiều loại như bình chứa khí áp suất thấp, bình chứa khí áp suất cao.

Thiết bị xử lý khí nén

Là những thiết bị có nhiệm vụ lọc và loại bỏ chất bẩn trong không khí trước khi nén áp suất cao cho chúng. Các phương pháp xử lý khí nén như lọc gồm có lọc thô, lọc tinh, sấy khô gồm có sấy khô hấp thụ và sấy khô bằng máy sấy khí…

Các thiết bị phụ trợ

  •  Bộ phận tự động xả nước:

Lắp đặt ở những nơi trong hệ thống khí nén có khả năng ngưng tụ. Hoặc có thể lắp đặt ở xả đáy hay vị trí theo yêu cầu của người sử dụng.

  • Đồng hồ áp suất:

Thường được gắn trên máy nén để hiển thị áp suất không khí hiện tại bên trong bể. Qua đó cho phép người dùng theo dõi và điều chỉnh áp suất khi cần thiết.

  •  Bộ phận làm mát sơ bộ cho khí nén

Là bộ phận có nhiệm vụ làm mát không khí trước khi xử lý.

Ngoài ra, còn có các thiết bị phụ trợ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

cau tao may nen nen khi piston vnk
Cấu tạo máy nén khí

Nguyên lý hoạt động máy nén khí

Quá trình nén khí được diễn ra theo 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn hút

Máy hút không khí thường xuyên từ môi trường xung quanh ở áp suất khí quyển. Điều này có thể đạt được thông qua các piston di chuyển xuống dưới trong xi lanh hoặc cơ cấu quay tùy thuộc vào thiết kế máy nén.

Giai đoạn nén

Không khí hút vào bị giữ lại trong buồng. Các pít-tông di chuyển lên trên trong một xi lanh đối với máy nén pittông hay các cánh quạt chia lưới được thiết kế chính xác đối với máy nén trục vít sẽ nén không khí và làm giảm thể tích của nó. Khi thể tích giảm, áp suất của không khí tăng đáng kể.

Giai đoạn xả

Khi không khí đạt đến áp suất mong muốn, van một chiều sẽ mở ra, cho phép khí nén chảy ra khỏi buồng nén. Khí nén này sau đó được dẫn tới bình chứa khí nén.

Các loại máy nén khí thông dụng

Theo nguyên lý hoạt động

Máy nén khí piston

Là một trong những máy nén khí thông dụng nhất hiện nay, chúng được sử dụng phổ biến tại các gara ô tô hay cửa hàng sửa chữa xe máy…Đây là loại máy nén sử dụng cơ chế chuyển động tịnh tiến, điều khiển bằng tay. Thiết bị này có tính cơ động cao, thời gian nén hơi nhanh, áp suất ổn định và lưu lượng khí lớn.

Ngoài ra vỏ máy còn được phủ 1 lớp sơn tĩnh điện giúp chống ăn mòn và giúp bảo vệ các linh kiện bên trong máy tốt hơn. Qua đó giúp nâng cao tuổi thọ của thiết bị. Không những thế giá của máy nén khí piston cũng rẻ hơn so với các loại khác.

may nen khi piston vnk
Máy nén khí Piston

Máy nén khí trục vít

Là loại máy nén khí sử dụng cơ chế chuyển động tròn của trục vít. Khác với máy nén khí piston nén không khí bằng piston và xilanh thì máy nén khí qua sử dụng trục vít quay để bắt đầu quá trình nén. Thiết bị này hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích. Khi trục vít quay được 1 vòng thì thể tích khoảng trống giữa các răng sẽ thay đổi, sau đó tạo ra quá trình hút – nén – đẩy .

Máy nén khí trục vít có nhiều ưu điểm nổi bật như ít bị mài mòn, tuổi thọ cao, công suất lớn. Nên thiết bị này rất hữu ích với những ứng dụng cần luồng khí nén liên tục như trong chế biến thức ăn, công nghiệp ô tô hay các ngành sản xuất tự động…

may nen khi truc vit vnk
Máy nén trục vít

Máy nén khí ly tâm

Là loại máy nén khí  sử dụng đãi quay hay bánh răng đẩy hình cánh quạt nhằm ép không khí vào phần rìa của bánh răng đẩy và làm gia tăng tốc độ khí. Khi đó bộ khuếch tán có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất, tạo ra khí nén.

Dòng máy nén ly tâm này có tỉ số nén thấp hơn so với các loại máy nén khí dịch chuyển. Tuy lượng khí thu được lại rất khổng lồ. Nên máy nén khí ly tâm thường được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng yêu cầu tần suất làm việc liên tục, khắc nghiệt và công suất của máy có thể lên đến hàng ngàn mã lực như trong các ngành công nghiệp nặng.

may nen khi li tam vnk
Máy nén khí ly tâm

Theo chất làm mát

Dựa vào chất làm mát máy nén khí được phân làm 2 loại là máy nén khí có dầu và máy nén khí không dầu.

Máy nén khí có dầu

Máy nén khí có dầu hay còn gọi là máy nén khí hơi ngâm dầu. Đây thì thiết bị cơ khí sử dụng dầu để làm mát, bôi trơn và làm kín khe hở trục vít. Qua đó giúp máy duy trì mức nhiệt độ ổn định, hoạt động trơn tru, qua đó hạn chế tối đa sự cố hỏng hóc.

Loại máy nén khí có dầu có giá thành rẻ hơn so với máy nén không dầu. Tuy nhiên khí nén sinh ra sẽ có mùi và lẫn hơi dầu. Nên thiết bị này thường được sử dụng trong các ứng dụng không yêu cầu nguồn khí sạch như công nghiệp nặng, hay hỗ trợ các thiết bị và máy móc hoạt động…

may nen khi co dau vnk
Máy nén khi có dầu

Máy nén khí không dầu

Là loại máy nén được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, nha khoa, y tế, điện tử…Đây là thiết bị công nghiệp sử dụng để nén khí mà không cần sử dụng dầu bôi trơn trong quá trình hoạt động.

Thay vì dùng dầu, các máy nén khí không dầu thường được chế tạo từ các vật liệu chịu mài mòn tốt và thiết kế chuyên biệt để tạo sự êm ái, hiệu quả và sạch sẽ cho khí nén được sản xuất.

Sử dụng máy nén không dầu sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí mua nhiên liệu bổ sung cho máy. Tuy nhiên do không sử dụng dầu để làm kín các khe hở, trục viết nến các bộ phận này được thiết kế rất nhỏ và tỉ mỉ. Nên giá thành cao hơn so với máy nén có dầu. Không những thế do không có dầu bôi trơn trục nén nên dễ gây ra hỏng hóc nên tuổi thọ thấp hơn so với máy nén có dầu.

may nen khi khong dau vnk
Máy nén khí không dầu

Ứng dụng máy nén khí

Trong sản xuất công nghiệp

Chúng được sử dụng rộng rãi trong các quy trình sản xuất để cung cấp năng lượng cho các công cụ khí nén như máy khoan, súng bắn đinh, cờ lê tác động, máy chà nhám và súng phun. Chúng cũng được sử dụng trong dây chuyền lắp ráp để vận hành cánh tay robot, hệ thống băng tải và các máy móc khác…

Trong xây dựng

Chúng được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các công cụ khí nén và thiết bị sử dụng khí nén như máy khoan, súng bắn đinh, máy đầm, búa…

Trong công nghiệp dầu khí

Máy nén khí được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau trong lĩnh vực dầu khí, bao gồm khoan khí nén, bảo trì đường ống hay thiết bị cấp điện trong các nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa dầu.

Trong công nghiệp thực phẩm và đồ uống

Thiết bị này được sử dụng cho các hoạt động đóng gói, đóng chai và chế biến. Hay giúp vận hành băng tải khí nén, van điều khiển bằng khí nén và máy đóng gói.

ung dung may nen khi vnk
Ứng dụng máy nén khí

Trong khai thác mỏ

Máy nén khí là thiết bị rất quan trọng trong hoạt động khai thác mỏ. Chúng giúp cung cấp năng lượng cho máy khoan, búa khí nén hay các thiết bị khác dùng để đào và xử lý vật liệu.

Trong hệ thống HVAC

Máy nén khí được sử dụng trong hệ thống sưởi, thông gió hay điều hòa không khí để cung cấp khí điều áp để điều khiển các van khí nén, bộ truyền động và bộ xử lý không khí.

 Trong y tế

Tại các bệnh viện hay các cơ sở chăm sóc sức khỏe, máy nén khí được sử dụng trong các máy khoan nha khoa, máy phun khí dung hay các thiết bị hô hấp.

Trong xử lý nước thải

Chúng được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước thải cho quá trình sục khí, trong đó khí nén được bơm vào nước để thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật nhằm phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ.

 Trong các Phòng thí nghiệm và cơ sở nghiên cứu

Chúng được sử dụng trong phòng thí nghiệm cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm cấp nguồn cho thiết bị khí nén, cung cấp khí nén cho thí nghiệm và vận hành các dụng cụ phân tích.

Đây chỉ là một vài ví dụ về ứng dụng đa dạng của máy nén khí trong các ngành công nghiệp khác nhau. Tính linh hoạt và hiệu quả của chúng khiến chúng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực cần khí nén cho các hoạt động khác nhau.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về máy nén khí và những ứng dụng phổ biến của thiết bị này trong cuộc sống. hi vong những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức cơ bản để có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của hệ thống và kinh phí của đơn vị mình.

Xem thêm: Máy sấy khí nén là gì?          

Cập nhật lúc 15:59 – 28/03/2024

Rate this post

Hệ thống khí nén cung cấp một phương pháp sạch, hiệu quả và có thể kiểm soát để truyền năng lượng cho các nhu cầu công nghiệp và thương mại khác nhau. Vậy hệ thống khí nén là gì? Chúng có cấu tạo và ứng dụng ra sao? Mời các bạn cùng Van nhập khẩu đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên ở những bài viết dưới đây nhé!

e thong khi nen la gi vnk
Hệ thống khí nén là gì

Giới thiệu về hệ thống khí nén

Hệ thống khí nén là một mạng lưới các thiết bị thu giữ và phân phối năng lượng khí nén để vận hành máy móc và thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất hay hoạt động đời sống của con người. Hệ thống này bao gồm bộ phận như máy nén khí,  bộ phận lọc khí, bộ phận điều áp, bộ phận chứa khí, bộ phận điều khiển và bộ phận sử dụng khí nén.

Hệ thống khí nén có nhiều ưu điểm vượt trội như tiết kiệm năng lượng, vận hành dễ dàng với độ tin cậy cao, thiện ích trong việc điều khiển tốc độ và áp suất, giảm thiểu độ rung và tiếng ồn trong quá trình vận hành…Hệ thống này đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như sản xuất máy móc, sản xuất ô tô, sản xuất điện tử, sản xuất thực phẩm và đồ uống, xử lý nước thải…

cau tao he thong khi nen vnk
Cấu tạo hệ thống khí nén

Xem thêm: Khí nén là gì?

Cấu tạo hệ thống khí nén

Các thiết bị cấu tạo nên hệ thống khí nén rất đa dạng, mỗi thiết bị sẽ đảm nhận nhiệm vụ và chức năng riêng. Cụ thể như:

Máy nén khí

Đây là thành phần quan trọng nhất của hệ thống khí nén. Chúng lấy không khí từ môi trường xung quanh, nén nó ở mức áp suất cao hơn sau đó cung cấp cho toàn bộ hệ thống.

Máy nén khí có nhiều loại như máy nén khí ly tâm, máy nén khí trục vít, máy nén khí piston… Tùy vào nhu cầu về áp suất và tốc độ dòng chảy mà chúng ta có thể lựa chọn loại máy nén phù hợp.

may nen khi vnk
Máy nén khí

Xem thêm: Máy nén khí nén gì?

Bình tích áp

Bình tích áp hay còn gọi là bình tích khí, đây là thiết bị được sử dụng để tích trữ khí nén mà máy nén khí tạo ra. Khí nén được chứa trong bình này là khí nén thô nên chứa nhiều tạp chất. Bình tích khí này sẽ giúp làm ngưng tụ một phần các tạp chất. Để làm sạch hoàn toàn khí nén còn phải trải qua nhiều công đoạn làm sạch phía sau.

Ngoài chức năng lưu trữ  khí nén, bình tích áp còn giúp ổn định sự dao động của áp suất khí nén. Vì vậy khi chọn bình chứa bạn nên chọn loại bình có thể tích gấp 6 đến 10 lần thể tích máy nén khí sinh ra trong 1 giây. Điều này sẽ giúp đảm bảo áp suất đầu ra được ổn định.

Bình chứa thường được chế tạo từ chất liệu nhôm hay thép và thường được trang bị thêm van an toàn, đồng hồ áp suất hay van xả. Chúng có nhiều loại như bình chứa áp suất thấp, bình chứa áp suất cao…

binh tich ap vnk
Bình chứa khí

Xem thêm: Bình chứa khí khí nén là gì?

Máy sấy khô

Là thiết bị có tác dụng làm khô và tách hơi nước trong khí nén. Bộ phận này giúp khí nén được khô và sạch hơn trước khi đưa vào sử dụng.

Không khí ban đầu lấy từ khí quyển có chứa hơi nước, bên cạnh đó quá trình nén khí, máy nén hoạt động sẽ làm tăng nhiệt độ của không khí nên khí nén sẽ có nhiệt độ và độ ẩm cao. Khi khí nén nguội hơi nước sẽ ngưng tụ thành nước ngưng trong bình chứa. Máy sấy khí sẽ giúp làm khô và loại bỏ hơi nước này để ngăn ngừa ngưng tụ làm hư hỏng các thiết bị.

Giai đoạn này xử lý tùy theo nhu cầu sử dụng khí nén, tuy nhiên có 2 loại máy sấy khí được sử dụng phổ biến nhất là máy sấy khí làm lạnh và máy sấy khí hấp thụ.

may say khi hap thu vnk
Máy sấy hấp thụ

 Hệ thống lọc khí

Là thiết bị không thể thiếu của hệ thống khí nén. Chúng được sử dụng để lọc các chất cặn, nước và dầu của hệ thống khí nén. Bộ lọc bao gồm 3 cốc lọc là lọc thô, lọc tinh và lọc siêu tinh với 3 cấp tương đương:

  • Cấp 1: Chặn được các chất tạp chất có kích thước từ 0,1 Micromet trở lên.
  • Cấp 2: Chặn được các chất tạp chất có kích thước từ 0,01 Micromet trở lên.
  • Cấp 3: Chặn được các tạp chất có kích thước từ 0,003 Micromet và khử mùi bằng việc sử dụng than hoạt tính.

Để sử dụng bộ lọc khí nén hiệu quả, người ta thường lắp thêm các cốc xả tự động ở dưới mỗi quả lọc nhằm thực hiện nhiệm vụ tự động xả nước khi nước bên trong cấp đầy.

bo loc khi nen
Bộ lọc khí nén

Đường ống dẫn khí

Là bộ phận có nhiệm vụ chứa và truyền dẫn khí nén từ nguồn đến các thiết bị khác. Nó là cầu nối giữa máy nén khí, bình tích áp, với các xylanh, van..

Ống dẫn khí được chia làm 2 loại là loại ống dẫn khí cứng được chế tạo từ các chất liệu kim loại như nhôm, đồng.. và ống dẫn khí mềm được chế tạo từ chất liệu PE, PU, PA…

Trên đây là những thành phần chính cấu tạo nên hệ thống khí nén, ngoài ra ở mỗi ứng dụng cụ thể sẽ có thêm những thiết bị cụ thể khác.

Các dạng chuyển động trong khí nén

Chuyển động thẳng

Chuyển động thẳng hay còn gọi là chuyển động tuyến tính. Đây là một trong những dạng truyền động được sử dụng phổ biến trong các hệ thống khí nén, tiêu biểu nhất là các xy lanh khí nén

Chuyển động thẳng là dạng chuyển động đơn giản, linh hoạt, dễ dàng điều khiển và sử dụng.

Chuyền động quay

Dạng chuyển động này thường có công suất không cao nhưng tốc độ truyền động của dạng truyền động này lại rất nhanh.

Ưu điểm của loại truyền động này nó gọn nhẹ, đơn giản và không cồng kềnh. Chuyền động quay khí nén cũng thuận tiện hơn so với các dạng chuyển động từ các nguồn năng lượng khác.

Cách tính công suất cho hệ thống khí nén

Trước khi tính công suất cho hệ thống khí nén cần lưu ý một số điểm như:

  • Áp suất làm việc, đây là áp suất tối đa mà hệ thống khí nén cần đáp ứng để hoạt động. Áp suất làm việc được tính bằng Bar hay Psi.
  • Lưu lượng khí nén, đây là số lượng khí cần được cung cấp bởi hệ thống trong 1 khoảng thời gian nhất định, chúng được tính bằng CFM (cubic feet per minute) hay m3/h (mét khối trên giờ). Đối với các hệ thống lớn công suất có thể được tính bằng kW hay hp (horsepower).
  • Thời gian hoạt động, đây là thời gian mà hệ thống khí nén cần phải hoạt động để đáp ứng nhu cầu sử dụng khí nén.

Công thức tính công suất của hệ thống khí nén:

Công suất = Áp suất làm việc x Lưu lượng khí nén x Thời gian hoạt động

Ưu và nhược điểm của hệ thống khí nén

Ưu điểm

  • Khí nén là một dạng năng lượng sạch nên không gây hại và ô nhiễm đến môi trường và người sử dụng.
  • Khả năng đáp ứng nhanh nên phù hợp với những hệ thống tự động hóa cần độ chính xác cao và mang lại hiệu quả tối đa.
  • Khả năng làm việc ổn định trong các môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
  • Sử dụng đa dạng, hệ thống khí nén có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau từ điều khiển máy móc đến cung năng lượng cho các thiết bị, công cụ…
  • Hệ thống khí nén dễ dàng lắp đặt và di chuyển đi xa mà không gây tổn thất năng lượng và ít bị rò rỉ.
  • Độ an toàn cao, không gây cháy nổ, hay điện giật như điện, khí gas…Qua đó giúp giảm thiểu rủi ro khi sử dụng.
  • Dễ dàng bảo trì nhờ cấu trúc đơn giản nên giúp tiết kiệm chi phí và thời gian bảo trì.
  • Tiết kiệm năng lượng hơn so với các hệ thống sử dụng điện.

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư ban đầu để thiết lập hệ thống khí nén khá cao.
  • Chỉ phù hợp với các hệ thống vừa và nhỏ do công suất truyền động không quá lớn.
  • Cần bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
  • Tiếng ồn khó chịu là một thách thức trong môi trường làm việc.
ung dung he thong khi nen vnk1
Ứng dụng của hệ thống khí nén

Ứng dụng của hệ thống khí nén trong đời sống

Hệ thống khí nén đang được sử dụng rộng rãi từ trong công nghiệp cho đến dân dụng bởi tính linh hoạt, độ bền cao, dễ sử dụng, tiết kiệm năng lượng và chi phí…Một số ứng dụng tiêu biểu của hệ thống khí  nén như:

Trong công nghiệp khai khoáng

Đây là ứng dụng phổ biến nhất của hệ thống khí nén. Khí nén cung cấp nguồn không khí ở các độ sâu khác nhau dưới lòng đất để người công nhân khai thác làm việc.

Đối với một số hầm mỏ đặc biệt không thể sử dụng được môi trường điệnthì khí nén là nguồn năng lượng tuyệt vời giúp đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ cháy nổ.

Trong ngành công nghiệp chế tạo

Hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì ngành công nghiệp chế tạo máy đã và đang đóng vai trò quan trọng và then chốt.

Trong ngành công nghiệp này hệ thống khí nén được sử dụng trong quá trình chế tạo máy, sửa chữa hay các ngành chế tạo khác…Chúng được sử dụng nhiều bởi vì sạch, nhanh chóng và chính xác.

Trong ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm

Trong sản xuất thực phẩm khí nén được sử dụng trong các ứng dụng như xử lý sản phẩm, máy chiết thực phẩm, đóng chai, dao cắt khí, làm sạch, làm nguội thực phẩm…

Vì được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm nên khí nén được sử dụng ở đây yêu cầu độ sạch tuyệt đối nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.

Trong công nghiệp xây dựng

Trong xây dựng ngoài năng lượng điện thì khí nén cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi nó giúp thay thế sức người, tiết kiệm thời gian, giảm nhân công làm việc qua đó tăng hiệu quả công việc, qua đó giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng lên.

Trong xây dựng khí nén được sử dụng để xây dựng các khu dưới hầm, dưới lòng đất, hay sử dụng cho các thiết bị cầm tay như máy khoan, máy bắn vít, máy đục bê tông…

Trong các ngành Y tế

Trong sản xuất dược phẩm khí nén được sử dụng trong các công đoạn như sục khí, làm sạch, đóng gói sản phẩm…

Tại các bệnh viện hay trung tâm khám chữa bệnh khí nén được sử dụng tại các bình oxy, thiết bị thổi bụi, máy mài tại các phòng nha khoa…

Ngoài ra khí nén còn tạp môi trường sạch để nuôi cấy sinh vật phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu.

Trong ngành vui chơi, giải trí

Khí nén được ứng dụng trong các lĩnh vục vui chơi giải trí như trong các thiết bị máy móc phục vụ ở các khu vui chơi, công viên, khu du lịch. Tại đây khí nén được sử dụng ở các khinh khí cầu, phao bơi, thuyền hơi, hệ thống phanh, hệ thống hạ tầng của tàu lượn, máy bay, đu quay…

Trong ngành van công nghiệp

Hệ thống khí nén là huyết mạch của nhiều hoạt động công nghiệp, đối với ngành van công nghiệp hệ thống này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và tối ưu hóa tiện ích thiết yếu này.

Hệ thống khí nén cung cấp lực cần thiết để vận hành nhiều van đóng mở bằng khí nén. Áp suất không khí điều khiển các bộ truyền động khí nén, biến áp suất đó thành chuyển động cơ học để mở, đóng hoặc điều chỉnh vị trí của van. Điều này cho phép điều khiển tự động các van trong quy trình công nghiệp, nâng cao hiệu quả và an toàn.

so sanh ha thong khi nen va thuy luc vnk
So sánh hệ thống khí nén và hệ thống thủy lực

So sánh hệ thống khí nén và hệ thống thủy lực

Điểm tương đồng

  •  Cả hệ thống khí nén và thủy lực đều sử dụng chất lỏng để truyền công suất
  • Chúng được sử dụng trong nhiều máy móc, thiết bị, công cụ với các nhiệm vụ chức năng khác nhau như nâng, đẩy, kéo..
  • Cả 2 hệ thống đều cần 1 máy bơm hay máy nén để hoạt động và sử dụng van để điều khiển hoạt động.

Sự khác biệt

Tính năng Hệ thống khí nén Hệ thống thủy lực
Chất lỏng làm việc Khí nén Chất lỏng không nén được (dầu, nước, v.v.)
Chu trình Hệ thống khí nén là một hệ thống vòng hở Hệ thống thủy lực là một hệ thống khép kín.
Lực và tốc độ Tạo ra ít lực hơn nhưng mang lại tốc độ cao hơn do khả năng nén của không khí.

Áp suất hoạt động (80-100 psi)

·Có thể tạo ra lực cao hơn nhiều do tính chất không nén được của chất lỏng.

Áp suất hoạt động (1.500 đến 2.500 psi)

Cấu tạo hệ thống Hệ thống này ít cồng kềnh hơn so với hệ thống thủy lực. Hệ thống cồng kềnh do áp suất cao
Chi phí & Bảo trì ·Thường rẻ hơn để thiết lập và bảo trì. Không khí luôn có sẵn và rò rỉ ít nghiêm trọng hơn do khả năng nén. Đắt hơn do cần có chất lỏng và linh kiện chuyên dụng. Rò rỉ có thể nghiêm trọng hơn vì chúng có thể dẫn đến mất áp suất và hỏng hệ thống.
Tính an toàn An toàn hơn (nguy cơ cháy thấp hơn) Nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn
Độ sạch Hệ thống khí nén sạch hơn khi chúng sử dụng không khí Hệ thống thủy lực yêu cầu giữ chất lỏng sạch để tránh ô nhiễm.
Sự chính xác Ít chính xác hơn (khả năng nén của không khí) Chính xác hơn
Ứng dụng Tốc độ và sự đơn giản của chúng làm cho hệ thống khí nén rất phù hợp cho các nhiệm vụ lặp đi lặp lại đòi hỏi phải truyền động nhanh, chẳng hạn như dây chuyền lắp ráp, cánh tay robot và hệ thống điều khiển máy móc tự động.

Chúng cũng thường được sử dụng trong các ứng dụng quan tâm đến trọng lượng (ví dụ: mở và đóng cửa) hoặc yêu cầu môi trường sạch sẽ, không có tia lửa (ví dụ: chế biến thực phẩm).

Do khả năng chịu lực cao, hệ thống thủy lực rất lý tưởng cho các ứng dụng nâng hạng nặng như thiết bị xây dựng (máy xúc, cần cẩu), máy móc công nghiệp (máy ép, máy rèn) và phanh xe.

Tuy nhiên không được sử dụng trong các ứng dụng liên quan đến thực phẩm, dược phẩm đồ uống vì nguy cơ rò rỉ dầu gây nguy hiểm đến vệ sinh an toàn.

Tóm lại, việc lựa chọn giữa hệ thống khí nén và thủy lực phụ thuộc vào nhu cầu ứng dụng cụ thể của bạn. Cụ thể như:

  • Nếu ứng dụng của bạn cần áp lực cao và điều khiển chính xác thì chọn hệ thống thủy lực.
  • Nếu ứng dụng cần chuyển động nhanh, vận hành sạch và tiết kiệm chi phí thì hệ thống khí nén là lựa chọn lý tưởng cho bạn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hệ thống khí nén. Khí nén là một dạng năng lượng sạch thân thiện với môi trường, nên hệ thống khí nén ngày càng được sử dụng rộng rãi từ trong công nghiệp, xây dựng cho đến dân dụng. Để hiểu rõ hơn về các thành phần của hệ thống khí nén, mời các bạn cùng theo dõi ở các bài viết tiếp theo nhé.

Cập nhật lúc 15:23 – 28/03/2024

5/5 - (1 bình chọn)